Nga “nhắn nhủ” phương Tây về khí đốt: Vẫn còn thời gian để thay đổi

Điện Kremlin hôm 18.4 cho biết, vẫn còn thời gian để một số quốc gia “không thân thiện” chuyển sang sử dụng đồng rúp để mua khí đốt.

Nga nói phương Tây còn thời gian để thay đổi cách thanh toán khí đốt theo yêu cầu của Nga (ảnh: TASS)

Nga nói phương Tây còn thời gian để thay đổi cách thanh toán khí đốt theo yêu cầu của Nga (ảnh: TASS)

“Thông tin như vậy khó có thể được công bố. Các nhà chức trách, Gazprom cùng các đối tác đang giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh toán khí đốt”, Dmitry Peskov – người phát ngôn Điện Kremlin – nói khi phóng viên đặt câu hỏi về danh sách những nước mua khí đốt Nga bằng đồng rúp.

“Các khoản thanh toán sẽ được thực hiện vào tháng 5 sau khi sắc lệnh của Tổng thống Putin có hiệu lực. Vẫn còn thời gian để thay đổi”, ông Peskov nói về “hạn chót” để phương Tây mua khí đốt Nga bằng đồng rúp thông qua ngân hàng Gazprombank.

Trước đó, hôm 31.3, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho giới chức Nga thực hiện các biện pháp cần thiết để buộc một số “quốc gia không thân thiện” mua mua khí đốt bằng đồng rúp thay vì ngoại tệ.

Trong cuộc họp với các quan chức kinh tế Nga hôm 18.4, ông Putin cho rằng, Nga cần đẩy nhanh việc sử dụng đồng rúp trong lĩnh vực ngoại thương.

“Chúng ta cần hỗ trợ tối đa để giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Đặc biệt là đẩy nhanh việc sử dụng đồng rúp và đồng tiền của những nước đáng tin cậy trong thương mại”, ông Putin nói.

Theo ông Putin, những lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt đang ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp Nga và gây trở ngại cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Reuters đưa tin, các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã đóng băng ít nhất 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ ở nước ngoài của Nga.

Ông Putin họp cùng các quan chức kinh tế hôm 18.4 (ảnh: TASS)

Ông Putin họp cùng các quan chức kinh tế hôm 18.4 (ảnh: TASS)

Bất chấp những “sóng gió”, ông Putin cho rằng, kinh tế Nga vẫn ổn định về nhiều mặt.

“Nga đã chịu được áp lực chưa từng có. Tình hình kinh tế đang ổn định trở lại. Tỷ giá hối đoái của đồng rúp đang quay về mức đầu tháng 2”, ông Putin nói trong cuộc họp.

Ông Putin cho biết, dự trữ ngoại hối đang “quay lại” các ngân hàng Nga và tiền gửi của người dân dần tăng lên.

“Tôi sẽ lưu ý đặc biệt về vấn đề lạm phát. Hiện nó đang ở mức ổn định, nhưng giá tiêu dùng đã tăng đáng kể trong hơn 1 tháng qua”, ông Putin nói thêm.

Theo nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế hiện tại cho thấy các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây chưa gây áp lực nhiều đối với Nga.

Trong khi đó, thị trưởng Moscow cho biết, khoảng 200.000 việc làm của người dân thủ đô Nga có thể “gặp rủi ro” khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời đi.

“Khoảng 200.000 người có nguy cơ mất việc làm ở Moscow sau khi nhiều công ty nước ngoài rời Nga”, Sergey Sobyanin – thị trưởng Moscow – thông báo trên mạng xã hội.

Theo ông Sergey Sobyanin, Nga đang có kế hoạch dành 41 triệu USD để thực hiện kế hoạch hỗ trợ người lao động thất nghiệp.

Hôm 18.4, Điện Kremlin cũng cáo buộc việc Ukraine liên tục thay đổi quan điểm trên bàn đàm phán là nguyên nhân khiến thỏa thuận hòa bình giữa 2 bên dần đi vào bế tắc.

“Chiến dịch quân sự vẫn tiếp tục. Tổng thống Putin mới đây đã khẳng định nó vẫn diễn ra đúng kế hoạch. Các cuộc đàm phán vẫn diễn ra”, ông Peskov – phát ngôn viên Điện Kremlin – nói.

“Thật không may, phía Ukraine cho thấy sự không nhất quán về những gì từng thống nhất”, ông Peskov nói thêm.

Ông Medvedev cảnh báo hậu quả với EU nếu đẩy Nga đến tình thế vỡ nợ

Dmitry Medvedev – Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – cho rằng, một vụ vỡ nợ của Nga có thể gây ra tình trạng siêu lạm phát ở châu Âu và Liên minh châu Âu (EU) cũng không tránh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN