Nga nhận "mưa" trừng phạt từ phương Tây: Dòng chảy thương mại hướng về TQ

Dù đã và chuẩn bị tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, nhưng Mỹ và các đồng minh phương Tây vẫn chưa rõ liệu các lệnh trừng phạt này gây ra bao nhiêu áp lực cho Moscow. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

Hãng Reuters hôm 23/2 đưa tin, nếu Moscow leo thang xung đột ở Ukraine, Mỹ sẵn sàng tung thêm một loạt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga như từ chối cho các tổ chức tài chính và tập đoàn lớn của Nga tiếp cận với các giao dịch bằng đô la Mỹ và thị trường thương mại toàn cầu, xuất khẩu năng lượng cũng như tài chính. 

Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh phương Tây chưa bao giờ tìm cách loại bỏ nền kinh tế Nga trị giá 1,5 nghìn tỷ USD ra khỏi thương mại toàn cầu và cũng không rõ liệu các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây ra bao nhiêu áp lực lên Moscow. 

Một đánh giá về dữ liệu thương mại của Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên Hợp Quốc cho thấy, kể từ khi bị áp các lệnh trừng phạt vào năm 2014 sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea, Moscow đã chuyển hướng xuất khẩu tập trung vào Trung Quốc.  

Harry Broadman, từng là quan chức tại WB và là người có kinh nghiệm về Nga và Trung Quốc, cho rằng, các lệnh trừng phạt mới có thể khiến Moscow cố gắng làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại không sử dụng đồng đô la với Bắc Kinh. 

"Vấn đề của các lệnh trừng phạt, nhất là liên quan đến một nhà cung cấp dầu như Nga, là rò rỉ hệ thống", ông Broadman nói. "Trung Quốc có thể nhân cơ hội đó tới mua dầu của Nga". 

Theo một lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Joe Biden ký hôm 21/2, bất kỳ tổ chức nào trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Nga đều là mục tiêu của các lệnh trừng phạt tiếp theo. Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, hơn 80% giao dịch ngoại hối hàng ngày của Nga và một nửa giao dịch thương mại của nước này được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. 

Ông Biden, khi công bố một loạt các lệnh trừng phạt ban đầu nhằm vào Nga hôm 22/2, cho biết sẽ "hành động mạnh mẽ để đảm bảo rằng hiệu quả của các lệnh trừng phạt sẽ nhằm vào Nga, chứ không phải gậy ông đập lưng ông". 

Theo Reuters, điều này nói vẫn dễ hơn làm vì Nga nằm trong nhóm hàng đầu thế giới về xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, đồng, nhôm cũng như các mặt hàng quan trọng khác. Giá dầu hôm 22/2 đạt mức cao mới chưa từng thấy kể từ năm 2014. 

Theo dữ liệu của WB, Nga chiếm 1,9% thương mại toàn cầu vào năm 2020, giảm so với 2,8% năm 2013. Năm 2020, GDP của Nga cũng đứng thứ 11 toàn cầu. 

Một bản đánh giá về dữ liệu thương mại của Nga trong cơ sở dữ liệu của WB cho thấy, sự phụ thuộc của Nga vào thương mại đã giảm trong 20 năm qua.  

Các điểm đến xuất khẩu của Nga cũng đã thay đổi. Hà Lan là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Nga cách đây một thập kỷ, nhưng giờ đây Trung Quốc đã thay thế vị trí đó. Việc Đức và Anh mua hàng của Nga vẫn duy trì ở mức ổn định, trong mức xuất khẩu hàng hóa của Nga sang nước láng giềng Belarus tăng lên. 

Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp hàng nhập khẩu hàng đầu của Nga với các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính, thiết bị viễn thông, đồ chơi, dệt may, quần áo và các linh kiện điện tử. Tỷ trọng nhập khẩu của Nga đã tăng lên kể từ năm 2014. 

Khủng hoảng Ukraine: Những động thái quân sự mới của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tổ chức cuộc tập trận hạt nhân sau khi quốc hội Nga cho phép sử dụng vũ lực ở nước ngoài giữa cuộc khủng hoảng biên giới Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN