Nga nêu lý do duy nhất gây gián đoạn nguồn cấp khí đốt cho châu Âu

Điện Kremlin cho rằng, các lệnh trừng phạt từ phương Tây là nguyên nhân khiến đường ống Nord Stream 1, dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, bị gián đoạn.

Nga ngừng hoàn toàn đường ống Nord Stream 1 để bảo dưỡng từ ngày 31/8 (ảnh: CNN)

Nga ngừng hoàn toàn đường ống Nord Stream 1 để bảo dưỡng từ ngày 31/8 (ảnh: CNN)

“Không có gì cản trở dòng khí đốt chảy từ Nga sang châu Âu qua Nord Stream 1, ngoại trừ những sự cố kỹ thuật gây ra bởi các lệnh trừng phạt từ phương Tây”, người phát ngôn Điện Kremlin – ông Dmitry Peskov – nói hôm 30/8.

“Nhiều nước phương Tây như Canada, Mỹ, Anh đang áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga. Họ không cho phép việc bảo trì và sửa chữa đường ống diễn ra bình thường. Quá trình hoàn trả các thiết bị cũng bị cản trở, như đối với các tuabin của Nord Stream 1”, ông Peskov nói.

Trong bài phát biểu, ông Peskov cũng lên án một số lãnh đạo châu Âu kêu gọi cấm cấp thị thực cho người Nga nhập cảnh.

“Thật không may, cả Brussels và nhiều quốc gia thành viên đang thể hiện sự phi lý. Tất nhiên, nếu quyết định đó được đưa ra, chúng tôi sẽ đáp trả”, ông Peskov cảnh báo, đề cập đến Brussels – thủ đô Bỉ, là nơi EU đặt trụ sở chính.

Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra một ngày trước khi Nga dừng hoạt động hoàn toàn đường ống Nord Stream 1 để bảo dưỡng. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài từ 31/8 đến 2/9. Trước đó, hôm 27/7, lưu lượng khí đốt chảy qua Nord Stream 1 giảm còn 33 triệu m3/ngày, tương đương 20% công suất tối đa.

Hôm 30/8, Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cũng giảm nguồn cấp khí đốt cho Pháp. Quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức, Tập đoàn năng lượng Pháp Engie thông báo.

“Nguyên nhân là do sự bất đồng giữa các bên trong việc thực hiện hợp đồng”, Engie thông báo và lưu ý Pháp đã tích trữ đủ lượng khí đốt cần thiết để sử dụng.

“Việc cắt giảm nguồn cung nằm trong chuỗi các hành động gây khó khăn của Gazprom suốt vài tháng qua. Họ không tôn trọng các hợp đồng và tự ý cắt giảm nguồn cung khí đốt tới khách hàng”, một quan chức Pháp (giấu tên) nói với CNN.

Theo quan chức này, an ninh năng lượng Pháp sẽ không bị ảnh hưởng khi Gazprom cắt giảm nguồn cung khí đốt.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Pháp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế sử dụng khí đốt từ Nga. Hồi cuối tháng 7, khí đốt Nga chỉ chiếm 4% tổng nguồn cung cho Engie.

Theo CNN, hôm 2/9, Tổng thống Pháp Macron sẽ tổ chức cuộc họp nội các đặc biệt để “chuẩn bị cho tất cả tình huống xảy ra vào mùa thu và mùa đông”.

Pháp được cho là đã lấp đầy 90% các kho dự trữ khí đốt và đang đàm phán để mua thêm khí đốt từ Na Uy. Pháp chủ yếu dựa vào các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện năng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kiểm tra một tuabin nén khí đốt (ảnh: CNN)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kiểm tra một tuabin nén khí đốt (ảnh: CNN)

Cùng ngày 30/8, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định, Berlin đang ở vị thế tốt và có thể đối phó với nguy cơ thiếu hụt năng lượng khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt.

“Chúng tôi có thể đối phó tốt với các đối đe dọa từ Nga. Họ sử dụng khí đốt như một loại vũ khí”, ông Olaf Scholz nói.

Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo, Đức đang tích trữ khí đốt nhanh hơn dự kiến. Mục tiêu của nước này là lấp đầy 85% các kho dự trữ khí đốt vào tháng 10, nhưng có thể hoàn thành vào đầu tháng 9. Hôm 28/8, Đức đã lấp đầy 82% các kho dự trữ khí đốt.

Theo ông Scholz, thông báo từ Bộ trưởng Kinh tế cho thấy Berlin đang “ở vị thế tốt hơn nhiều” trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, so với các dự báo từ vài tháng trước.

Nga cảnh báo giá khí đốt tăng tới mức chưa từng có

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, giá khí đốt ở châu Âu có thể tăng chạm mốc 5.000 euro/1.000 mét khối trên thị trường giao ngay, trước khi có xu hướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters, CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN