Nga nêu điều kiện để châu Âu có thể nhận nhiều khí đốt hơn

Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cho rằng, nếu Ukraine không khóa “vô cớ” một trạm trung chuyển, châu Âu đã có thể nhận được nhiều khí đốt hơn.

2 trạm trung chuyển khí đốt Sokhranovka và Sudzha trên bản đồ (ảnh: Bloomberg)

2 trạm trung chuyển khí đốt Sokhranovka và Sudzha trên bản đồ (ảnh: Bloomberg)

“Gazprom đang cung cấp khí đốt từ Nga tới châu Âu qua trạm Sudzha với lưu lượng 41,7 triệu mét khối/ngày. Chúng tôi đề nghị mở lại trạm Sokhranovka nhưng bị từ chối”, Gazprom thông báo hôm 1/8.

Theo Gazprom, đường ống khí đốt từ Nga sang châu Âu chạy qua lãnh thổ Ukraine giờ chỉ có thể đi qua trạm trung chuyển duy nhất là Sudzha. Nếu Ukraine đồng ý mở lại trạm Sokhranovka (bị Kiev ra lệnh đóng cửa hồi tháng 5), Nga sẽ có thể chuyển nhiều khí đốt hơn cho châu Âu. 

Trước đó, Kiev đã khóa trạm Sokhranovka, nơi xử lý khoảng 1/3 lượng khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu, nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Moscow. Gazprom tuyên bố, họ không thấy bất cứ lý do hợp lý nào cho việc Kiev đóng cửa trạm Sokhranovka. Ukraine yêu cầu Gazprom chuyển toàn bộ luồng khí đốt qua trạm Sudzha nhưng phía Nga cho rằng đây là điều không thể thực hiện được về mặt kỹ thuật.

Cùng ngày 1/8, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc, nguyên nhân khiến đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga sang Đức gặp nhiều sự cố một phần là do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Gazprom đã chỉ ra những vấn đề thực tế về đường ống. Có những sự cố cần sửa chữa khẩn cấp và cũng có những khó khăn nhân tạo, gây ra bởi các lệnh trừng phạt, hạn chế bất hợp pháp của phương Tây”, ông Dmitry Peskov nói.

“Tình trạng này cần phải được giải quyết nhanh chóng nhưng chúng tôi không thể làm gì nhiều hơn”, ông Dmitry Peskov nói thêm.

Phát biểu của ông Dmitry Peskov được đưa ra trong bối cảnh Gazprom cắt giảm công suất hoạt động của đường ống Nord Stream 1 xuống chỉ còn 20%. Gazprom cáo buộc công ty Siemens của Đức đã chậm trễ trong việc chuyển giao tuabin nén khí khiến vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết.

Việc Nga cắt giảm nguồn cung khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt và nhiều nước phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng vào mùa đông.

Bị Nga cắt giảm nguồn cung, các nước EU đang tiết kiệm khí đốt như thế nào?

“Thắt lưng buộc bụng” đang được nhiều nước thành viên EU cho là biện pháp hiệu quả nhất khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN