Nga nêu 6 vũ khí chiến đấu hiệu quả ở Ukraine, được đối tác nước ngoài quan tâm

Tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2023, tập đoàn xuất khẩu vũ khí NgaRosoboronexport thông báo sẽ ký các hợp đồng vũ khí mới với các đối tác nước ngoài, bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Theo báo Ấn Độ EurAsian Times, đây là tuyên bố của CEO Rosoboronexport, Alexander Mikheyev, trong khuôn khổ triển lãm hàng không Ấn Độ 2023. Triển lãm diễn ra từ ngày 13 - 17/2.

Ông Mikheyev nói các đối tác nước ngoài bày tỏ sự quan tâm với một số hệ thống vũ khí Nga "đã chứng minh hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt".

CEO của Rosoboronexport nhắc tới 6 vũ khí cụ thể gồm trực thăng Ka-52E và Mi-171Sh, chiến đấu cơ Su-57E và Su-35, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E và xe tăng chủ lực T-90M.

Trực thăng "cá sấu" Ka-52.

Trực thăng "cá sấu" Ka-52.

"Các đối tác nước ngoài của chúng tôi rất chú ý đến dữ liệu chiến đấu của các phương tiện vũ khí này. Các dữ liệu do Bộ Quốc phòng và các phương tiện truyền thông Nga công bố", ông Mikheyev nói.

Ông Mikheyev khẳng định bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và nhu cầu gia tăng từ các đối tác, tập đoàn Rosoboronexport vẫn sẽ bàn giao các đơn hàng vũ khí theo đúng kế hoạch.

"Chúng tôi vẫn đảm bảo giao hàng đúng hẹn cho các đối tác nước ngoài và không gặp trở ngại khi ký các hợp đồng mới".

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, các tên lửa đạn đạo Iskander của Nga đã tham gia chiến đấu với độ chính xác cao và khả năng vận hành cơ động. Iskander được coi là mẫu tên lửa "không thể bị đánh chặn" trong chiến dịch quân sự.

Phiên bản xuất khẩu mang tên Iskander-E bị giới hạn tầm bắn còn 280km và đơn giản hóa hệ thống dẫn đường tích hợp.

Ka-52 là mẫu trực thăng tấn công được Nga sử dụng chủ yếu trong xung đột ở Ukraine, trong khi Mi-171SH là mẫu trực thăng vận tải quân sự đa dụng. Nga đã mất một số lượng trực thăng Ka-52 trong chiến sự, nhưng không thể phủ nhận năng lực chiến đấu của mẫu trực thăng này, theo EurAsian Times.

Chiến đấu cơ Su-35.

Chiến đấu cơ Su-35.

Đối với hai chiến đấu cơ Su-35 và Su-57, Su-35 là máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Nga, từng nhiều lần sử dụng tên lửa tầm xa bắn rơi các chiến đấu cơ Ukraine. Tháng trước, Nga được cho là đã đồng ý bán hơn 20 chiếc Su-35 cho Iran.

Cuối năm ngoái, Nga cũng đưa vào chiến trường tiêm kích Su-57. Nhờ thiết kế tàng hình và được trang bị tên lửa tầm xa, mẫu máy bay thế hệ 5 này tấn công mục tiêu trước khi đối phương có thể phát hiện.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M.

Vũ khí cuối cùng trong danh sách là xe tăng T-90M, phiên bản nâng cấp của xe tăng T-90. T-90M được cấp toàn diện với lớp giáp bảo vệ Relikt, hỏa lực mạnh hơn, cảm biến nhạy hơn và cải thiện hệ thống kiểm soát hỏa lực. 

T-90M chủ yếu tham gia chiến đấu ở chiến trường miền đông Ukraine với một số chiếc đã bị quân đội Ukraine bắn cháy bằng tên lửa và vũ khí chống tăng.

Ukraine đăng video phá hủy ”hỏa thần nhiệt áp” TOS-1A Nga ở Vuhledar

Quân đội Ukraine gần đây đăng video quay cảnh phá hủy một hệ thống pháo phản lực bắn đạn nhiệt áp TOS-1A của Nga, hay còn gọi là "hỏa thần bắn đạn nhiệt áp",

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - EurAsian Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN