Nga, Mali thống nhất quan điểm về Niger, Pháp bác thông tin chuẩn bị can thiệp

Pháp bác bỏ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger khi cho rằng Paris đang lên kế hoạch can thiệp quân sự vào quốc gia Tây Phi. Trong khi đó, Nga và Mali cũng thảo luận về tình hình ở Niger.

Ông Putin (phải) và ông Goita trong một cuộc gặp mặt trực tiếp tại thượng đỉnh Nga - châu Phi ở thành phố Saint Petersburg, Nga, ngày 29/7. Ảnh: Kremlin.ru

Ông Putin (phải) và ông Goita trong một cuộc gặp mặt trực tiếp tại thượng đỉnh Nga - châu Phi ở thành phố Saint Petersburg, Nga, ngày 29/7. Ảnh: Kremlin.ru

Đài RFI ngày 11/9 đưa tin, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo lâm thời của chính quyền quân sự Mali, ông Assimi Goita, đã có cuộc trao đổi qua điện thoại theo đề nghị từ phía Mali. 

Ông Putin và ông Goita đã thảo luận về tình hình ở Niger và thống nhất quan điểm rằng khủng hoảng chính trị liên quan tới cuộc đảo chính cuối tháng 7 ở Niger cần được giải quyết "thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao".

Trong cuộc điện đàm, ông Goita cảm ơn nước Nga vì đã phủ quyết dự thảo do Pháp và UAE đề xuất với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Mali.

Điện Kremlin cho biết thêm rằng, ông Putin và ông Goita cũng thảo luận về sự hợp tác giữa 2 nước về các vấn đề kinh tế, thương mại cũng như các hoạt động "chống khủng bố". 

Theo đài RFI, Mali đã chuyển hướng mạnh mẽ sang Nga kể từ các cuộc đảo chính liên tiếp vào năm 2020 và 2021, trở thành một trong số ít quốc gia ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. 

Mali cũng là nước láng giềng với Niger. Sau cuộc binh biến ngày 26/7 tại Niger, Mali đã lên tiếng ủng hộ phe đảo chính.

Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger yêu cầu binh sĩ Pháp ở Niger về nước. Ảnh: Reuters

Người biểu tình ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger yêu cầu binh sĩ Pháp ở Niger về nước. Ảnh: Reuters

Thông tin về nội dung cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Nga và Mali được đưa ra một ngày sau khi chính quyền quân sự Niger cáo buộc Pháp tập hợp binh sĩ, chuẩn bị trang thiết bị quân sự ở một số nước Tây Phi lân cận với Niger nhằm "can thiệp quân sự" vào quốc gia Tây Phi này. 

Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác bỏ cáo buộc của chính quyền quân sự Niger.  

Ông Macron nói với các phóng viên rằng, Paris không công nhận tính hợp pháp của các tuyên bố mà chính quyền quân sự ở Niger đưa ra, đồng thời nói thêm rằng ông vẫn nói chuyện hàng ngày qua điện thoại với Tổng thống Niger bị phế truất Mohamed Bazoum. 

Mối quan hệ giữa Pháp và Niger đã xấu đi khi Paris ủng hộ ông Bazoum.

Cuối tuần trước, hàng nghìn người trẻ Niger đã đổ xuống các đường phố để yêu cầu binh sĩ Pháp ở Niger rút về nước. Đám đông biểu tình hô vang: "Ông Macron, hãy đưa binh sĩ rời khỏi quê hương chúng tôi". 

Các cuộc biểu tình phản đối sự hiện diện của 1.500 binh sĩ Pháp ở Niger thu hút hàng chục nghìn người tham gia trong 10 ngày qua. Những người biểu tình tập trung xung quanh căn cứ có binh sĩ Pháp đồn trú ở thủ đô Niamey và không có dấu hiệu rời đi.

Binh sĩ Pháp như bị ”giam lỏng” ở Niger

Khi đảo chính quân sự xảy ra ở Niger, các hoạt động quân sự chung giữa Niger và Pháp nhằm chống khủng bố đã bị đình chỉ. Các binh sĩ Pháp, được lệnh phải ở lại các doanh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RFI ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN