Nga liên tục hoãn giao “rồng lửa” S-400 cho Trung Quốc, dấu hiệu "cơm không lành"?

Các tên lửa S-400, tổ hợp phòng không có tầm bắn xa nhất thế giới, là một trong những loại vũ khí quan trọng Trung Quốc mua của Nga.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Theo Asia Times, tên lửa S-400 có khả năng theo dõi đồng thời tới 36 mục tiêu trên không. Đây là yếu tố quan trọng khi Bắc Kinh tăng cường hiện diện quân sự ở eo biển Đài Loan, vì các chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan tập trung đông đảo trong khu vực.

Theo hợp đồng ký kết, Trung Quốc mua hai trung đoàn tên lửa S-400 của Nga để phủ kín vùng ven biển. S-400 có thể bao phủ vùng trời quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông nếu được được đặt ở phía bắc tỉnh Sơn Đông.

Vào cuối năm 2017, lô tên lửa S-400 được Nga vận chuyển cho Trung Quốc trên 3 tàu vận tải nhưng một chiếc đã bị bão đánh hỏng và buộc phải quay lại bờ. Đến nay, Nga vẫn chưa bàn giao bổ sung các tên lửa này.

Theo trang Sohu của Trung Quốc, Nga vẫn chưa hoàn tất việc bàn giao các thành phần tên lửa S-400 cho Trung Quốc theo hợp đồng ký kết. Phía Nga thông báo rằng, chưa cho biết rõ thời điểm nối lại việc giao hàng và hoạt động cung cấp đã dừng lại gần 5 tháng nay.

Cục thiết kế Xây dựng Máy móc Fakel – đơn vị sản xuất các tên lửa S-400 của Nga, viện lý do dịch bệnh Covid-19 để trì hoãn, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Theo Asia Times, dịch Covid-19 có lẽ không phải là lý do duy nhất tác động đến hợp tác quân sự Nga-Trung.

Hồi tháng 2, Valery Mitko - chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Bắc Cực (AAS) tại St. Petersburg, bị Tổng Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt giữ vì tội phản quốc.

Mitko bị cáo buộc cung cấp cho điệp viên Trung Quốc các thông tin mật về hệ thống sonar và phát hiện tàu ngầm của Nga, khi ông này có chuyến thăm đến Trung Quốc vào năm 2016.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Nga vẫn chưa bàn giao hết các tổ hợp S-400.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng Nga vẫn chưa bàn giao hết các tổ hợp S-400.

Theo nguồn tin trên trang Ming Pao, Nga cũng phát hiện đại sứ quán Trung Quốc ở Moscow đưa sinh viên, học giả đến thu thập thông tin mật về quân đội Nga và lĩnh vực hạt nhân.

Moscow tỏ ý không hài lòng khi Bắc Kinh liên tục tìm cách sao chép vũ khí Nga, phát triển công nghệ lõi để hạn chế phụ thuộc vào Nga.

Trường hợp điển hình nhất là tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô đã thiết kế các động cơ nội địa dựa trên nguyên mẫu của Nga, theo Asia Times.

Các tiêm kích tàng hình J-20 do tập đoàn này chế tạo trước đây phụ thuộc vào động cơ turbofan Al-31 của Nga.

Trong khi liên tục hoãn giao tên lửa phòng không S-400 cho Trung Quốc, Nga lại “bật đèn xanh” đẩy nhanh hợp đồng mua các tổ hợp S-400 trị giá 5,5 tỉ USD của Ấn Độ. Lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ giao trong năm 2021.

Nga gần đây cũng nhận được đề nghị mua thêm vũ khí của Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng Trung-Ấn leo thang ở biên giới. Ấn Độ chi 2,4 tỉ USD để mua 21 tiêm kích MiG-29, 12 chiến đấu cơ Su-30, nâng cấp 59 tiêm kích MiG-29 sẵn có và mua thêm 200 tên lửa không đối không.

Các hợp đồng vũ khí trên khiến cư dân mạng Trung Quốc bất bình. Nhiều người bình luận rằng Nga đang lợi dụng căng thẳng Trung-Ấn để thu lời.

“Đừng mong Nga có thể giúp đỡ nếu Trung Quốc rơi vào một cuộc chiến. Nga thậm chí có thể đâm sau lưng”, một cư dân mạng Trung Quốc bình luận trên Weibo.

Ở thời điểm hiện tại, truyền thông nhà nước Trung Quốc đánh giá thấp triển vọng hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân hồi tuần trước nói rằng chuyến thăm cấp nhà nước của lãnh đạo Trung Quốc và Nga vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tên lửa diệt hạm Trung Quốc có dọa được tàu sân bay Mỹ?

Sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội về phòng thủ và khả năng tình báo giám sát, các nhóm tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Asia Times ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN