Nga lên tiếng việc Ukraine "bí mật đàm phán về kế hoạch hòa bình"

Việc Ukraine "tổ chức đàm phán bí mật", lôi kéo các quốc gia trung lập sẽ không giúp giải quyết cuộc xung đột, Bộ Ngoại giao Nga ngày 10/1 tuyên bố.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.

Cuộc họp bí mật đàm phán về kế hoạch hòa bình của Ukraine chỉ là một phần trong chiến lược của Kiev và phương Tây nhằm thu hút sự chú ý - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nêu quan điểm, đề cập tới một cuộc họp diễn ra gần đây ở Ả Rập Saudi.

Bà Zakharova nói những cuộc họp kiểu như vậy là vô nghĩa vì không có sự tham dự của Nga. Bà Zakharova cho rằng, thông qua các cuộc họp bí mật, Ukraine cùng Mỹ và đồng minh muốn lôi kéo các quốc gia châu Phi, Ả Rập và Mỹ Latin ủng hộ ít nhất là một phần sáng kiến hòa bình.

Nếu thành công, Ukraine có thể tuyên bố nhận được “sự ủng hộ toàn cầu” để gây sức ép với Nga, bà Zakharova nói. “Bất kể nỗ lực ra sao, Kiev sẽ không thể thu hút sự chú ý của thế giới đến mức độ như mong muốn”, bà Zakharova nhấn mạnh.

Theo Sputnik, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moscow đã biết về cuộc họp như vậy từ trước. “Chúng tôi có biết về cuộc họp đó. Một số quốc gia tham dự nhưng không cam kết giữ bí mật và đã chia sẻ thông tin với chúng tôi”, ông Lavrov nói.

Theo Ngoại trưởng Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ còn tiếp tục thúc đẩy sáng kiến hòa bình tại một cuộc họp khác diễn ra trong tháng 1/2024 và một “hội nghị hòa bình diễn ra vào tháng 2/2024.

Hôm 9/1, tờ Bloomberg của Mỹ đưa tin, cuộc gặp bí mật diễn ra ở Riyadh, Ả Rập Saudi vào giữa tháng 12 năm ngoái. Thông tin về cuộc họp không được công bố cho đến gần đây.

Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết, cuộc họp kết thúc mà “không đạt được bước tiến đáng kể”. Một số quốc gia từng tham gia các cuộc họp tương tự trước đây lần này không tham dự, gồm Trung Quốc, Brazil và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Tháng 11/2022, ông Zelensky nêu sáng kiến hòa bình gồm 10 điểm nhằm chấm dứt xung đột, trong đó có một số đề xuất như khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine trước năm 2014 (trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea) hay đề nghị Nga bồi thường chiến tranh. Moscow coi đề xuất của Kiev là “không thực tế”.

Điện Kremlin nói Ukraine cần “chấp nhận thực tế mới về lãnh thổ” để tạo cơ sở nối lại đàm phán hòa bình, ám chỉ các vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia.

Hungary nêu điều kiện duyệt gói viện trợ 50 tỷ euro của EU cho Ukraine

Hungary muốn Liên minh châu Âu (EU) xem xét ngân sách hỗ trợ Ukraine theo năm thay vì duyệt khoản hỗ trợ 50 tỷ euro (54,6 tỷ USD) trong 4 năm như hiện nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN