Nga lên tiếng về ý tưởng phương Tây gửi vũ khí hạt nhân cho Ukraine
Chủ tịch Hạ viện Nga cảnh báo, nếu phương Tây gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraine, toàn bộ châu Âu sẽ gặp rủi ro lớn.
Chủ tịch Hạ viện Nga cho rằng ý tưởng kêu gọi phương Tây gửi vũ khí hạt nhân cho Ukraine là "hoàn toàn điên rồ". Ảnh minh họa: HistoryofYesterday
Theo RT, Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin hôm 12/6 bình luận rằng ý tưởng để phương Tây gửi vũ khí hạt nhân tới Ukraine trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết có thể gây ra "xung đột hạt nhân ở trung tâm của châu Âu" và đây là gợi ý "hoàn toàn điên rồ".
Bình luận của ông Volodin được đưa ra để đáp trả ý tưởng của Radoslaw Sikorski - cựu Ngoại trưởng Ba Lan và hiện là nghị sĩ Nghị viện châu Âu - người nói rằng phương Tây có "quyền" cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
"Với những nghị sĩ như ông ấy, người châu Âu sẽ phải đối mặt với những rắc rối hơn nhiều so với những gì họ đang phải đối mặt như tị nạn, lạm phát kỷ lục hay khủng hoảng năng lượng", Chủ tịch Hạ viện Nga đăng trên mạng xã hội.
Theo ông Volodin, cựu Ngoại trưởng Ba Lan đang thúc đẩy một cuộc xung đột hạt nhân ở trung tâm của châu Âu. Ông ấy không nghĩ kĩ về tương lai của Ukraine hay Ba Lan. Nếu gợi ý của ông ấy thành hiện thực, toàn bộ châu Âu sẽ biến mất.
Ông Sikorski, giữ chức Ngoại trưởng Ba Lan từ năm 2007 đến 2014, đưa ra ý tưởng về vũ khí hạt nhân trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình Espreso TV của Ukraine hôm 11/6. Cựu Ngoại trưởng Ba Lan cáo buộc Nga vi phạm Bản ghi nhớ Budapest - một thỏa thuận do Nga, Anh, Mỹ và Ukraine ký kết năm 1994. Theo bản ghi nhớ này, Ukraine sẽ giao nộp kho vũ khí hạt nhân mà nước này được thừa hưởng từ Liên Xô để đổi lấy các đảm bảo an ninh và lợi ích kinh tế.
"Phương Tây có quyền cung cấp các đầu đạn hạt nhân để Ukraine bảo vệ nền độc lập", ông Sikorski nói. Câu nói của cựu Ngoại trưởng Ba Lan lặp lại tuyên bố của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Munich, Đức, ông Zelensky đề xuất Ukraine có thể từ bỏ trạng thái phi hạt nhân hóa vì Bản ghi nhớ Budapest "không được tuân thủ".
Kiev nhiều lần cáo buộc Moscow vi phạm Bản ghi nhớ Budapest sau khi Crimea tổ chức trưng cầu dân ý và được sáp nhập vào Nga năm 2014. Moscow bác bỏ cáo buộc của Kiev.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 12/5 cảnh báo phương Tây rằng việc các nước này tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine có nguy cơ làm bùng phát xung đột giữa...
Nguồn: [Link nguồn]