Nga làm rõ "lằn ranh đỏ" với Mỹ

Nga cảnh báo sẽ bảo vệ lãnh thổ bằng “mọi phương tiện sẵn có”, nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine các loại đạn tên lửa tầm xa hơn.

Hệ thống tên lửa cơ động hạng nhẹ HIMARS khai hỏa (ảnh: AP)

Hệ thống tên lửa cơ động hạng nhẹ HIMARS khai hỏa (ảnh: AP)

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 15/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, cho rằng, Mỹ có thể bị coi là một bên trực tiếp tham gia xung đột ở Ukraine, nếu cung cấp cho Kiev các loại đạn tên lửa tầm xa.

“Nếu Mỹ quyết định cung cấp đạn tên lửa tầm xa cho Ukraine, họ sẽ vượt quá lằn ranh đỏ và trở thành một bên trực tiếp tham gia xung đột. Nga vẫn bảo lưu quyền phòng vệ lãnh thổ của mình. Chúng tôi sẽ đáp trả tương xứng nếu kịch bản đó xảy ra”, bà Zakharova nói.

Bà Zakharova nhấn mạnh, kịch bản Mỹ gửi đạn tên lửa tầm xa cho Ukraine tương đương với việc triển khai tên lửa tầm trung đến châu Âu. Hành động này bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Hiệp ước INF) mà Mỹ đã từ bỏ vào năm 2019, dưới thời Tổng thống Donald Trump.

“Trong tình huống đó, chúng tôi sẽ phải đưa ra phản ứng thích hợp và Nga có quyền bảo vệ lãnh thổ của mình bằng bất kỳ phương tiện nào có sẵn”, bà Zakharova nói.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo M142 HIMARS và M270 MLRS, cũng như các loại đạn pháo thông thường có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly khoảng 70 km. Hiện Ukraine muốn Mỹ viện trợ đạn tên lửa ATACMS. Loại đạn này có thể bắn từ các hệ thống HIMARS và MLRS với tầm xa hơn đáng kể (khoảng 300km). Với đạn ATACMS, pháo binh Ukraine có thể bắn vào lãnh thổ Nga. 

Theo RT, Mỹ đã chuyển giao cho Ukraine 16 tổ hợp HIMARS cùng số lượng đạn không được công bố chi tiết.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã nhiều lần khẳng định không cung cấp ATACMS cho Ukraine vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga và khiến xung đột leo thang.

Hôm 15/9, Thống đốc vùng Belgorod (Nga) – ông Vyacheslav Gladkov – cáo buộc, pháo binh Ukraine tấn công vào thị trấn Valuyki, khiến 1 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Cùng ngày 15/9, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine thông báo, lực lượng Nga mở các đợt tấn công lớn vào phòng tuyến Donetsk nhưng không thành công.

“Quân đội Nga nỗ lực tấn công toàn phòng tuyến Donetsk. Các đợt pháo kích rất dữ dội”, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho hay.

Từ cuối tháng 6, có rất ít diễn biến ở tiền tuyến Donetsk. Tuy nhiên, hôm 10/9, quân đội Nga tuyên bố “tái tập trung” lực lượng từ Kharkiv (đông bắc Ukraine) về Donetsk với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng này.

Lần đầu gặp kể từ xung đột Nga - Ukraine, ông Putin và ông Tập Cận Bình nói gì với nhau?

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp mặt bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), diễn ra ở thành phố Samarkand (Uzbekistan).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN