Nga làm gì để "giải cứu" đồng Rúp?
Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đồng Rúp của họ đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Đồng Rúp của Nga đã trải qua nhiều biến động trong thời gian qua do những lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây. Tuy đồng Rúp đã bắt đầu dần lấy lại giá trị nhưng phương Tây vẫn đang có kế hoạch tiếp tục áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới, vậy người Nga đang làm gì để "giải cứu" đồng tiền của họ?
Các "lỗ hổng" trong bức tường trừng phạt
Sự phục hồi của đồng Rúp sẽ cần nhiều thứ. Đầu tiên là nhờ "lỗ hổng" lớn trong các lệnh trừng phạt do các nước phương Tây áp đặt: Khí đốt tự nhiên. Các biện pháp trừng phạt được đưa ra nhằm hạn chế khả năng thu được ngoại tệ của Nga - đặc biệt là với đồng USD và euro. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Âu hiện vẫn phải tiếp tục mua khí đốt của Nga vì họ đã quá phụ thuộc ngành năng lượng này. Ngoài ra, còn một thực tế khác là không quốc gia nào có thể thay thế Nga trong lĩnh vực xuất khẩu năng lược.
Thêm vào đó, sự gia tăng giá dầu và khí đốt tự nhiên, cũng như khả năng phục hồi của quan hệ thương mại giữa Nga với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ, đã dẫn đến kết quả là vẫn có một dòng ngoại tệ ổn định được chuyển vào Nga. Điều này đã làm giảm bớt lo ngại về nguy cơ Nga mất khả năng thanh toán và đã giúp đặt một mức sàn với đồng Rúp.
Một "lỗ hổng" khác trong các biện pháp trừng phạt là khoản nợ có chủ quyền. Một trong những biện pháp trừng phạt lớn nhất và có tác động mạnh nhất đối với Nga là việc đóng băng các tài khoản nước ngoài của nước này. Nga nắm giữ khoảng 640 tỷ USD trị giá bằng euro, USD, yên và các loại ngoại tệ khác trong các ngân hàng trên thế giới.
Khoảng một nửa số tiền đó nằm ở Mỹ và Châu Âu. Các biện pháp trừng phạt đã ngăn chặn quyền tiếp cận của Nga với số tiền đó trong mọi trường hợp ngoại trừ việc phải trả lãi cho khoản nợ có chủ quyền của mình. Bộ Tài chính Mỹ đã để ngỏ cơ hội cho phép các trung gian tài chính xử lý các khoản thanh toán cho Nga. Cửa sổ đó dự kiến sẽ đóng trong tháng này nhưng nó đã giúp ích rất nhiều cho Nga. Nếu không có "lỗ hổng" này, Nga có thể cần phải tăng USD bằng cách bán đồng Rúp, điều này sẽ gây áp lực giảm giá lên đồng tiền của Nga.
Khả năng tài chính
Tài chính cũng là những yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của đồng Rúp. Vào ngày 28/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 20%. Theo đó, bất kỳ người Nga nào từng có ý định bán đồng Rúp và mua USD hoặc euro trong thời điểm hiện tại sẽ cần suy nghĩ lại. Như vậy, càng ít Rúp được bán ra, thì áp lực giảm giá đối với tiền tệ càng ít.
Tiếp theo là yêu cầu của chính phủ đối với các doanh nghiệp Nga rằng 80% số tiền mà các doanh nghiệp kiếm được ở nước ngoài phải được đổi thành đồng Rúp. Điều này có nghĩa là một nhà sản xuất thép của Nga kiếm được 100 triệu euro bán thép cho một công ty ở Pháp phải quay vòng và đổi 80 triệu euro đó thành Rúp, bất kể tỷ giá hối đoái.
Rất nhiều công ty của Nga đang làm ăn với các công ty nước ngoài, kiếm được nhiều tiền bằng đồng euro, USD và yên. Lệnh chuyển đổi 80% doanh thu đó thành Rúp tạo ra nhu cầu đáng kể đối với đồng tiền Nga, do đó giúp đồng tiền tăng giá.
Điện Kremlin cũng ban hành sắc lệnh cấm các nhà môi giới Nga bán chứng khoán do người nước ngoài sở hữu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phiếu công ty và trái phiếu chính phủ của Nga và họ có thể muốn bán những tài sản đó. Bằng cách cấm những giao dịch mua bán này, chính phủ đang củng cố thị trường cổ phiếu và trái phiếu, đồng thời giữ tiền trong nước, tất cả đều giúp đồng Rúp duy trì giá trị.
Loại tiền Potemkin
Một số nhà quan sát cho rằng Nga về cơ bản đã tạo ra một loại tiền tệ có tên là Potemkin, đề cập đến Grigory Potemkin, người được bổ nhiệm làm thống đốc của Crimea sau khi Catherine Đại đế sáp nhập khu vực này vào năm 1784.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, về cơ bản đang chơi trò Potemkin, sử dụng một loạt công cụ để làm cho đồng Rúp trông giống như một loại tiền tệ có giá trị trong khi thực tế rất ít người bên ngoài nước Nga muốn mua một đồng tiền này trừ khi họ bị bắt buộc phải làm như vậy.
Tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga. Ảnh: TASS
Có những rủi ro lớn đối với tất cả sự can thiệp này của chính phủ. Các biện pháp bảo hộ do Ngân hàng Trung ương Nga ban hành là một loại cầu nối hiệu quả cho đồng Rúp. Nếu Nga cố gắng đi đến một số giải pháp đối với Ukraine liên quan đến việc thu hồi các lệnh trừng phạt và thiết lập lại quan hệ thương mại với phương Tây, thì đồng Rúp có thể giữ giá trị hiện tại. Tuy nhiên, nếu các biện pháp trừng phạt được rút lại mà không có giải pháp nào sau đó, đồng Rúp có thể sẽ bị sụp đổ, tác động đến nền kinh tế, làm tăng lạm phát và gây ra nhiều khó khăn cho người dân Nga.
Có lẽ rủi ro lớn nhất là những rủi ro liên quan đến việc bán hợp đồng khí đốt của Tổng thống Putin. Như đã đề cập trước đó, các hợp đồng khí đốt tự nhiên mà người mua đã ký với Nga đều thống nhất việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng đồng euro, USD hoặc các loại ngoại tệ khác. Tổng thống Putin không thể cứ thế mà gạch bỏ "USD" hoặc "euro" và viết lại bằng "Rúp" trong các hợp đồng. Ông sẽ phải thương lượng lại các điều khoản của các hợp đồng này. Và nếu ông làm như vậy, có khả năng các quốc gia đó sẽ giảm đáng kể lượng khí đốt tự nhiên mà họ mua từ Nga.
Nga là nhà xuất khẩu hoặc khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới nhưng đây không phải là nguồn cung duy nhất và những người mua khí đốt của Nga có thể chuyển sang các nguồn cung cấp mới. Trong đó, Mỹ đã gửi các lô hàng đến Châu Âu. Có một cuộc thảo luận về nguồn cung đến từ Anh, Na Uy, Qatar và Azerbaijan. Israel đang nghiên cứu ý tưởng về một đường ống dẫn dầu.
Các quốc gia mua một lượng lớn khí đốt của Nga có thể sẽ không từ bỏ được trong một sớm một chiều, nhưng nếu Nga kiên quyết thực hiện động thái này, họ có nguy cơ biến một trong những nguồn thu lớn nhất của mình thành một giọt nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ Tài chính Nga hôm 6.4 cho biết, Nga lần đầu tiên buộc phải thanh toán trái phiếu nước ngoài bằng đồng rúp, sau khi có sự can thiệp từ Washington.