Nga: Khoan sâu xuống “giếng tử thần” qua mức 12km, phát hiện điều bất ngờ

“Giếng tử thần” ở Nga nằm tại một tòa nhà bỏ hoang, bao quanh toàn kim loại và rác phế liệu, không nhiều người ở thế giới bên ngoài biết về sự tồn tại của hố sâu này.

Không ai biết bên dưới tấm kim loại bảo vệ kia là Siêu hố sâu Kola.

Không ai biết bên dưới tấm kim loại bảo vệ kia là Siêu hố sâu Kola.

Theo The Sun, năm 1962, Liên Xô khởi động một dự án mà chưa từng quốc gia nào thực hiện từ trước đến nay, đó là đào sâu xuống lòng đất để tìm hiểu địa chất, tạo nên Siêu hố sâu Kola.

Sau 20 năm, các nhà khoa học Liên Xô đào sâu được hơn 12.000 mét. Đến năm 1992, dự án phải tạm dừng vì nhiệt độ ở bên dưới đã lên quá cao, hơn 180 độ C. Mức nhiệt độ này nóng hơn nhiều so với những gì các nhà  khoa học dự đoán.

Ngày nay, các nhà khoa học Nga vẫn đang tìm cách để vượt qua trở ngại này, tiếp tục đào sâu xuống lõi Trái đất mà vẫn giữ được các trang thiết bị và đặc biệt là mũi khoan.

Dự án táo bạo này không phải để cho vui. Trong quá trình đào sâu hơn 12.000 mét, các nhà khoa học đã có nhiều phát hiện bất ngờ.

Các nhà nghiên cứu tìm thấy nước ở độ sâu 12.000 mét, vào phía trong lớp vỏ Trái đất. Những dự đoán trước đây từng cho rằng không thể có nước ở độ sâu như vậy.

Độ sâu của Siêu hố sâu Kola so với Khe vực Mariana ở Thái Bình Dương.

Độ sâu của Siêu hố sâu Kola so với Khe vực Mariana ở Thái Bình Dương.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy 24 loại sinh vật đơn bào đã chết từ lâu và tiếp cận với những tảng đá đã 2,7 tỷ năm tuổi.

Siêu hố sâu Kola có đường kính chỉ 23cm và có nắp kim loại bảo vệ nên khả năng có người đi lạc vào khu vực và ngã xuống siêu hố sâu là không thể.

Cư dân địa phương kể lại truyền thuyết về những âm thanh lạ như tiếng người la hét từ bên trong siêu hố sâu, nên hố sâu này còn được gọi là “giếng tử thần”.

Các nhà khoa học ngày nay mới chỉ đào sâu được đến vùng gián đoạn Mohorovičić trong lòng đất.

Các nhà khoa học ngày nay mới chỉ đào sâu được đến vùng gián đoạn Mohorovičić trong lòng đất.

Trong trường hợp rơi xuống siêu hố sâu, một người cũng phải mất từ 3,5-4 phút mới xuống được tới đáy.

Ngoài Nga, Nhật Bản ngày nay cũng muốn phá kỷ lục đào sâu tới lớp phủ Trái đất. Lớp phủ có độ sâu từ 33-410km dưới lòng đất.

Khám phá hố khổng lồ ”đẻ” kim cương nhiều nhất thế giới

Chiếc hố khổng lồ có luồng gió xoáy cực mạnh, có thể hút máy bay trực thăng xuống dưới, thực chất là một mỏ kim...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - News.com.au ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN