Nga: Hồ nước đẹp "hút hồn" nhiều mỹ nữ, tuyệt nhiên không ai dám xuống tắm
Tuy có màu sắc rất đẹp và bắt mắt nhưng những du khách tới thăm hồ nước được khuyên, thậm chí là cấm không xuống tắm.
Ảnh: Roman Baikalov
Theo RT, hồ Kaolin Quarry nằm ở thị trấn Kyshtym, gần thành phố Chelyabinsk, vùng Ural, cách thủ đô Moscow, Nga 1.500 km về phía đông.
Tuy nước ở đây rất trong xanh và hồ rất đẹp khi lên ảnh, nhưng không du khách nào dám xuống tắm hay ngâm mình trong nước hồ. Màu xanh tuyệt đẹp của nước hồ không phải tự nhiên mà do phản ứng giữa khoáng chất cao lanh - được dùng để sản xuất gốm - và nước. Cá không sống nổi trong hồ.
Ngoài ra, gần hồ nước là một địa điểm từng xảy ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng năm 1957.
Ảnh: foto.markova
Ảnh: loveraccon
Ảnh: Roman Baikalov
Tuy vậy, những điều đó không khiến người dân Nga lo lắng. Nhiều người, chủ yếu là các cô gái xinh đẹp, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội đã tới đây chụp ảnh và đăng tải lên mạng xã hội. Trang web địa phương 74.ru còn đưa khu vực này vào danh sách các địa điểm nên ghé thăm vào tháng 5.
Mới nổi tiếng trên khắp nước Nga thời gian gần đây, nhưng hồ Kaolin Quarry đã rất nổi tiếng tại vùng Ural từ lâu. Một số bài đánh giá địa điểm này nằm trong danh sách các địa điểm "đáng ghé thăm" kể từ năm 2015.
Hồ nước được hình thành vào năm 2011 khi các chủ mỏ khai thác cao lanh địa phương ngừng bơm nước khỏi khu mỏ và nước bắt đầu tràn ngập tại đây. Khung cảnh màu xanh lam tuyệt phẩm của hồ nước biến khu công nghiệp bụi bặm và độc hại trở thành điểm chụp ảnh lý tưởng.
Ảnh: Bella Blotskaya
Ảnh: tatia_flame
Ảnh: Darya Kononova
Ảnh: aston_martin_r6
"Dù có rất nhiều hồ ở Kyshtym, nhưng mọi người chỉ thích tới hồ Kaolin Quarry vào kỳ nghỉ", Alina Shmarina, người đứng đầu Trung tâm phát triển du lịch Kyshtym, nói với tờ Komsomolskaya Pravda. "Thực tế, việc tiếp cận khu vực này bị cấm vì nơi đây không an toàn. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế, những chủ mỏ đã 'nhắm mắt' cho qua".
Năm 1957, thị trấn Kyshtym là tâm điểm của một sự cố hạt nhân lớn tại khu sản xuất hạt nhân Mayak, buộc 10.000 người phải sơ tán. Đây là thảm họa hạt nhân được đánh giá là tồi tệ thứ 3 sau các thảm họa ở Chernobyl và Fukushima.
Nguồn: [Link nguồn]
Cư dân thành phố Hoài An ở Trung Quốc hết sức sửng sốt khi thấy cả một thành phố lộ diện bên đường chân trời.