Nga: Được "ấp ủ" ở nơi từng nghiên cứu vũ khí sinh học tuyệt mật, vaccine Covid-19 mới vượt trội "Sputnik V"?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nga cho biết vaccine Covid-19 thứ hai, đang được phát triển tại nơi từng là khu nghiên cứu vũ khí sinh học tuyệt mật ở Siberia, ưu việt hơn vaccine Sputnik V vì không có tác dụng phụ.

Tờ Daily Mail hôm 22/8 đưa tin, Nga đang phát triển EpiVacCorona, một loại vaccine Covid-19 mới, tại Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Vector - nơi từng là khu nghiên cứu vũ khí sinh học tuyệt mật của Liên Xô ở Siberia.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, quá trình thử nghiệm lâm sàng với vaccine EpiVacCorona sẽ hoàn tất vào tháng 9 năm nay. Hiện tại, 57 tình nguyện viên tiêm vaccine này đều không ghi nhận tác dụng phụ.

"Mọi tình nguyện viên được tiêm vaccine Covid-19 mới đều khỏe mạnh. Đến nay, 57 tình nguyện viên được tiêm vaccine này, trong khi 43 người khác được tiêm giả dược", theo Rospotrebnadzor, cơ quan giám sát y tế ở Nga.

Theo Daily Mail, vaccine Covid-19 mới của Nga được phát triển ở nơi từng là khu nghiên cứu vũ khí sinh học tuyệt mật của Liên Xô. Ảnh: The Siberian Times

Theo Daily Mail, vaccine Covid-19 mới của Nga được phát triển ở nơi từng là khu nghiên cứu vũ khí sinh học tuyệt mật của Liên Xô. Ảnh: The Siberian Times

Các tình nguyện viên phải ở khu riêng biệt tại bệnh viện trong 23 ngày khi tham gia thử nghiệm lâm sàng, theo Interfax. "Toàn bộ thành viên thử nghiệm đều ổn. Không có tác dụng phụ nào xảy ra cho đến nay", hãng Interfax cho hay.

Vaccine Covid-19 mới được kỳ vọng sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch sau 2 mũi tiêm, cách nhau từ 14 đến 21 ngày. Nga hy vọng sẽ đăng ký loại vaccine mới này vào tháng 10 và đưa vào sản xuất từ tháng 11/2020.

Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Vector đã nghiên cứu và phát triển 13 loại vaccine Covid-19 tiềm năng, đang được thử nghiệm trên động vật.

Những năm gần đây, trung tâm Vector đã đóng góp nhiều vào nỗ lực tìm kiếm các phương pháp chữa trị cho nhiều loại bệnh chết người như dịch hạch, Ebola, viêm gan B, HIV, SARS và ung thư.

Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Vector của Nga đóng góp lớn vào nỗ lực tìm kiếm các phương pháp chữa trị cho nhiều loại bệnh chết người. Ảnh: Medical unit No 163

Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Vector của Nga đóng góp lớn vào nỗ lực tìm kiếm các phương pháp chữa trị cho nhiều loại bệnh chết người. Ảnh: Medical unit No 163

Hôm 11/8, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga đăng ký thành công loại vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, có tên là Sputnik V. Vaccine này do Viện nghiên cứu Gamaleya phát triển.

Sputnik V nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng quốc tế nhưng cũng vấp phải nhiều nghi ngờ từ các nước phương Tây.

Theo Daily Mail, Sputnik V được đăng ký khi chưa hoàn tất quá trình thử nghiệm lâm sàng đợt 3 (quy mô lớn) và nó có một số tác dụng phụ như sưng, đau, tăng thân nhiệt hoặc ngứa ở chỗ tiêm. Một số trường hợp bị chán ăn, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng... Tuy nhiên, các tác dụng phụ này được cho là không xuất hiện ở những người tiêm vaccine EpiVacCorona.

Điều tồi tệ nào xảy đến nếu vaccine phòng Covid-19 của Nga ”vô dụng”?

Một chuyên gia virus học Nga cảnh báo vaccine phòng Covid-19 của nước này có thể trở nên nguy hiểm, thậm chí gây ra lây nhiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN