Nga đưa tên lửa phòng không Tor lên tàu chiến ở Biển Đen

Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội gần đây cho thấy tàu hộ vệ tên lửa Vasily Bikov của hạm đội Biển Đen Nga được trang bị thêm một hệ thống tên lửa phòng không Tor ở trên boong.

Nga đưa tên lửa phòng không Tor lên tàu chiến. (Ảnh nhỏ).

Nga đưa tên lửa phòng không Tor lên tàu chiến. (Ảnh nhỏ).

Động thái mới này của hải quân Nga thu hút sự chú ý đặc biệt, trong bối cảnh các tàu chiến Nga ở Biển Đen vẫn đang làm nhiệm vụ phong tỏa cảng Odessa của Ukraine, hàng ngày đối mặt nguy cơ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa chống hạm.

Một cựu sĩ quan hải quân Ukraine, nhận định trên báo Mỹ The Drive, rằng đây có thể là biện pháp đối phó của Nga sau khi tổn thất tuần dương hạm Moskva.

“Đây là phản ứng của Nga với thiệt hại liên quan tới tàu Moskva”, cựu sĩ quan hải quân Ukraine, người từng là thành viên Bộ Tổng tham mưu, Andrii Ryzhenko, nói. “Nga hiểu rõ mối đe dọa đến từ các tên lửa chống hạm Ukraine”.

Tàu hộ vệ tên lửa Vasily Bykov là một trong những tàu chiến Nga tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine ngay từ giai đoạn đầu. Tàu từng tham gia tấn công đảo Rắn vào ngày 24.2.

Ukraine từng tuyên bố bắn cháy tàu hộ vệ Vasily Bykov nhưng con tàu quay trở về cảng ngày 16.3 mà không gặp bất cứ hư hại nào.

Vasily Bykov thực chất là một tàu tuần tra cỡ lớn của hải quân Nga, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Tuy nhiên, tàu không có bất cứ hệ thống phòng không nào ngoại trừ các tên lửa phòng không vác vai.

Theo Ryzhenko, một hệ thống tên lửa phòng không Tor xuất hiện trên boong giúp tàu Vasily Bykov nâng cao đáng kể năng lực phòng không.

Mất soái hạm Moskva là một trong những tổn lớn nhất của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mất soái hạm Moskva là một trong những tổn lớn nhất của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

“Hệ thống phòng không Tor có tầm bắn 15km, mang theo 16 đạn tên lửa, rất phù hợp để đối phó với tên lửa chống hạm, máy bay không người lái và trực thăng”, Ryzhenko nói.

Tuy nhiên, có một số nhược điểm khi đưa một hệ thống tên lửa phòng không vốn được sử dụng trên đất liền lên tàu chiến, đặc biệt là về hệ thống radar. 

Radar của tên lửa Tor sẽ không hoạt động hiệu quả do bị tháp chỉ huy trên tàu chiến che khuất tầm nhìn, tạo ra điểm mù lớn. Tên lửa Tor cũng có thể không đánh chặn chính xác mục tiêu trong điều kiện biển động, Ryzenko nói.

Mức độ hao mòn do nước biển không phải là vấn đề lớn, vì tên lửa Tor được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện môi trường.

Ưu điểm của phương pháp này tạo ra mạng lưới phòng không giúp bảo vệ các tàu chiến khác hoặc các đảo nhỏ, ví dụ như đảo Rắn hiện đang nằm trong tầm kiểm soát của Nga.

Đây không phải lần đầu tiên Nga đưa tên lửa phòng không Tor lên tàu chiến. Năm 2016, Nga từng phóng thử tên lửa Tor trên khinh hạm Đô đốc Grigorovich. Tên lửa Tor khi đó được cố định trên tàu chiến bằng dây xích.

Hải quân Israel cũng từng áp dụng chiến lược tương tự, khi trang bị tên lửa phòng không Iron Dome trên các tàu hộ vệ Sa’ar 5 và 6.

Năm 2017, hải quân Ai Cập đưa tên lửa phòng không Avenger AN/TWQ-1 lên tàu đổ bộ lớp Mistral nhằm tăng cường năng lực phòng không.

Hải quân Mỹ cũng được cho là từng diễn tập phòng không trên tàu chiến theo cách tương tự, nhằm thử nghiệm các chiến thuật mới, theo The Drive.

Ukraine kêu gọi Israel viện trợ hệ thống phòng không Vòm Sắt

Israel từng mong muốn xuất khẩu một số vũ khí như máy bay không người lái và tên lửa Spike, nhưng lại rất dè chừng với việc xuất khẩu Vòm Sắt. Hệ thống phòng không Vòm Sắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN