Nga đưa tàu sân bay tới Syria nhằm mục đích gì?
Truyền thông phương Tây cho rằng mục đích Nga đưa tàu sân bay tới Syria là nhằm đạt đẳng cấp như Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga.
Việc triển khai thành công tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tới Syria sẽ giúp Nga chứng minh rằng nước này có khả năng thực hiện nhiệm vụ quân sự phức tạp mà chỉ cường quốc hàng đầu thế giới mới có thể làm được.
Giống như vụ phóng tên lửa hành trình từ biển Caspi nhằm vào Syria hồi năm 2015, sự kiện triển khai tàu sân bay tới Syria có tính chất thương mại quan trọng đối với lĩnh vực xuất khẩu quân sự, một trong số ít các điểm sáng trong nền kinh tế Nga.
Kế hoạch triển khai tàu sân bay tới Syria sẽ quảng bá những gì tốt nhất và sáng nhất của quân đội Nga. Tuy nhiên, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov thường xuyên gặp sự cố về động cơ và cần tới sự hỗ trợ của các tàu kéo.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được dự đoán sẽ đậu gần bờ Syria do tầm bay hạn chế của các máy bay chiến đấu. Đội máy bay trên tàu gồm 15 chiếc Su-33 và MiG-29 cùng một số máy bay trực thăng, ít hơn nhiều so với số lượng 60 máy bay trên tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, tàu sân bay của Nga thiếu hệ thống phóng máy bay hiện đại, thay vào đó vẫn sử dụng công nghệ cất cánh nhảy cầu lạc hậu. Điều này khiến các chiến đấu cơ của Nga phải hạn chế nhiên liệu và vũ khi mang theo.
Tàu Kuznetsov vẫn sử dụng công nghệ cất cánh nhảy cầu
Mặc dù vậy, các chiến đấu cơ trên tàu sân bay của Nga sẽ bao gồm một số phiên bản hiện đại nhất. Chúng có thể mang theo bom dẫn đường với khả năng bay theo quỹ đạo kiểm soát khi được thả xuống từ trên cao.
Phương tiện truyền thông Nga trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết, với bom dẫn đường thế hệ mới X-38, “chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh của lực lượng không quân và mang những phương tiện phá hủy hoàn toàn mới tới khu vực”. Nguồn tin này cũng cho biết bom có độ chỉ xác đến vài m. Đây chưa phải thông số lý tưởng như là một cải tiến đáng kể.
Thực tế, toàn bộ boong tàu sân bay Kuznetsov có chức năng như một nơi trưng bày các sản phẩm quân sự của Nga. Trung Quốc cũng như Ấn Độ đang vận hành các tàu sân bay do Liên Xô thiết kế và cả hai quốc gia này đều mua máy bay của Nga trong quá khứ. Một màn trình diễn ấn tượng từ các chiến đấu cơ ở Syria sẽ mang lại triển vọng xuất khẩu cho Moscow.
Tàu sân bay Kuznetsov có chức năng như một nơi trưng bày các sản phẩm quân sự của Nga
“Mặc dù tương đồng với phiên bản trên bộ của MiG-29, phiên bản tiêm kích trên hạm MiG-29K là một máy bay hoàn toàn khác”, một quan chức quân sự Nga tiết lộ. “MiG-29K được trang bị công nghệ tàng hình, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không mới, cánh gập và động cơ mới giúp máy bay có khả năng cất/hạ cánh ở tốc độ chậm”.
Nhưng các máy bay MiG-29K mới chỉ luyện tập trên các mô hình trên cạn của tàu sân bay Kuznetsov và bất cứ phi công nào của Hải quân Mỹ cũng nói với bạn rằng hạ cánh xuống đường băng trên tàu sân bay thật là một thử thách hoàn toàn khác.
Một trong những mục đích của việc triển khai tàu sân bay tới Syria là nhằm chứng tỏ rằng Nga không hề thua kém Mỹ, nước có sức mạnh tàu sân bay và hải quân hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Washington ít nhất cũng thừa nhận ngang hàng với Moscow trong một thỏa thuận ngừng bắn mới đây ở Syria.