Nga đạt bước tiến nhảy vọt về công nghệ robot giữa lúc xung đột với Ukraine
Sự khốc liệt của cuộc xung đột với Ukraine đã thúc đẩy các nhà thiết kế Nga đạt được những tiến bộ công nghệ đáng chú ý, với tốc độ rất nhanh chóng.
Theo Sputnik, cuộc xung đột cường độ cao tại Ukraine khiến các hệ thống robot trở thành công cụ không thể thiếu trên chiến trường. Việc này thúc đẩy các kỹ sư Nga tiếp tục nghiên cứu và tạo ra những đột phá.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gần đây đã xem xét hơn 300 mẫu vũ khí và thiết bị quân sự đầy hứa hẹn. Ông đặc biệt chú trọng đến các robot quân sự, nhất là tập trung vào hệ thống hỗ trợ hỏa lực tự động mới.
Bộ trưởng Shoigu đã yêu cầu nầng cấp hệ thống này bằng súng máy cho các hoạt động tấn công, nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng. Được biết, quân đội Nga hiện đang tiến công dọc toàn bộ chiến tuyến trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt.
Việc triển khai robot tấn công và máy bay không người lái (UAV - loại robot có thể điều khiển từ xa và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau) vô cùng hữu ích đối với các binh sĩ.
Sputnik đã nghiên cứu sâu về cách các hệ thống robot của Nga đang thay đổi cuộc chiến hiện đại.
Robot Marker
Nga tung ra robot chiến đấu vào tháng 1/2023 nhằm tiêu diệt xe bọc thép của NATO trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt. Được phát triển với SPA Android Technics với sự hỗ trợ của Quỹ nghiên cứu nâng cao, robot Marker ban đầu được thiết kế như một nền tảng đa năng.
Mẫu robot Marker. Ảnh: Sputnik
Phiên bản sửa đổi của robot Marker có thể nhắm mục tiêu và tấn công các xe tăng chiến đấu chủ lực do Mỹ và Đức sản xuất. Vào tháng 2/2023, 4 robot Marker đã được triển khai đến Donbass.
Hệ thống điều khiển của Marker gồm một danh mục điện tử chứa hình ảnh của các mục tiêu ở cả phổ nhìn thấy và hồng ngoại, cho phép robot xác định và ưu tiên nhắm phần cứng quân sự của đối phương, cuối cùng phá hủy nó.
Thông tin này được ông Dmitry Rogozin - cựu Tổng giám đốc cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roscosmos chia sẻ với Sputnik vào ngày 26/1/2023.
Robot Sosna-N
Lực lượng đặc biệt Nga hoạt động trong khu vực chiến đấu đã sử dụng thành công hệ thống chống bắn tỉa Sosna (tạm dịch là “Cây thông”). Robot dò bắn tỉa Sosna-N được phát triển bởi Viện nghiên cứu Polyus - thành viên của Tập đoàn Rostec.
Robot Sosna-N được giới thiệu lần đầu tiên ở diễn đàn Army-2021. Hệ thống điều khiển từ xa tự động này được thiết kế đặc biệt để xác định chính xác các thiết bị quang học và quang điện tử dược dùng vào mục đích giám sát, nhắm mục tiêu.
Khi phát hiện một tay súng bắn tỉa, Sosna-N lập tức kích hoạt tín hiệu báo động, xác định vị trí của tay súng bắn tỉa và gây gián đoạn hoạt động của người này bằng bức xa laser.
Được biết, robot Sosna-N có phạm vi hoạt động lên tới 2,5km và chỉ nặng 4,6kg.
Robot Cherepakha
“Cherepakha” (có nghĩa là Rùa) là phương tiện không người lái chở hàng có bánh xe do công ty Argo của Nga chế tạo, bắt đầu quá trình thử nghiệm trên chiến trường ở Cộng hòa Nhân dân Lugansk từ tháng 1/2024.
Hệ thống cải tiến này được thiết kế để vận chuyển đạn dược, chẳng hạn như đạn súng cối cho các đội quân và vật tư cho binh sĩ đóng quân ở tiền tuyến.
Với tốc độ tương đương với tốc độ của một đơn vị bộ binh hành quân (khoảng 10 km/h), Cherepakha có thể được lập trình để tự động bám theo tín hiệu vô tuyến do một đội trưởng mang theo, trong khi chở hàng hóa nặng tới 500kg.
Nhà sản xuất hệ thống cho biết, nguồn năng lượng từ pin lithium-ion cho phép mẫu robot này hoạt động gần như im lặng và sinh nhiệt ở mức tối thiểu.
Robot Scorpion
Các đơn vị xử lý bom của Nga sử dụng phương tiện mặt đất không người lái (UGV) nhỏ gọn có tên Scorpion để rà phá bom mìn trong môi trường đô thị chật hẹp. Với trọng lượng khoảng 30kg, Scorpion có tốc độ tối đa 10 km/h trên mặt đường.
Mẫu robot Scorpion. Ảnh: Sputnik
Loại robot này được trang bị một loạt camera và đèn chiếu sáng hồng ngoại. Scorpion có khả năng mang đến 25kg thuốc nổ trong một xe đẩy chuyên dụng để kích nổ có kiểm soát.
Với kích thước nhỏ, Scorpion dễ dàng di chuyển phía dưới ô tô trong khi camera xoay của thiết bị quét tìm chất nổ. Bộ điều khiển có thể thu vào của robot này cho phép vô hiệu hóa các dây ba chân chống người.
Robot Stalker
Hệ thống rà phá bom mìn tự động hạng nặng Stalker của Nga đã được thử nghiệm hồi đầu tháng 4/2024 ở khu vực lân cận thị trấn Avdiivka. Stalker được tự động hóa cao, trang bị lưới kéo chuyên nghiệp, nhờ đó hệ thống này có thể vô hiệu hóa cả mìn chống tăng và gây sát thương cho người được chôn sâu tới 30cm.
Khả năng nói trên của Stalker đảm bảo sự an toàn và tiến quân của quân đội cùng xe bọc thép Nga trong khu vực. Hệ thống nặng khoảng 27 tấn này được trang bị động cơ 540 mã lực.
Người vận hành có thể điểu robot từ khoảng cách lên tới 1 km bằng hệ thống điều khiển từ xa. Với 4 camera, robot cung cấp cho các binh sĩ một bức tranh toàn cảnh về chiến trường.
Robot Pitbull và Partisan
Đây là hai loại robot đặc công được điểu khiển từ xa, với các mục đích khác nhau. Pitbull ứng dụng mạnh ở các địa hình gồ ghề với cánh tay và tời robot có thể mở rộng, trong khi Partisan đóng vai trò nhơ một nền tảng chiến đấu bánh xích bọc thép đa năng.
Cả hai loại robot cũng có thể được dùng cho các nhiệm vụ trinh sát và tấn công khi được trang bị súng máy và nhiều loại đạn khác nhau. Được thiết kế đặc biệt cho khu vực hoạt động quân sự đặc biệt, những robot này hiện đang được thử nghiệm.
Ngoài ra, các nhà sản xuất vũ khí của Nga cũng đang thử nghiệm một loạt robot rà phá bom mìn khác như Chelnok, Shmel (Bumblebee) và Prohod-1 để nâng cao hơn nữa khả năng của chúng.
“Gia đình” robot Uran
Uran là tên gọi của một dòng tổ hợp robot trên mặt đất được thiết kế nhằm hỗ trợ quân đội Nga trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine. Trong đó, Uran-6 đóng vai trò như một hệ thống rà phá bom mìn có thể hoạt động ở các khu vực đô thị, bằng phẳng, miền núi và rừng nhỏ.
Mẫu robot Uran-6. Ảnh: Sputnik
Hệ thống này nặng 1 tấn, được trang bị 5 công cụ có thể hoán đổi cho nhau để rà phá một khu vực đã chọn, ngoài ra còn có khả năng di chuyển vật nặng đến 1 tấn, loại bỏ đống đổ nát. Robot được điều khiển qua kênh vô tuyến từ khoảng cách lên tới 800m.
Uran-9 lại là hệ thống robot chiến đấu tấn công được thiết kế để trinh sát và hỗ trợ hỏa lực cho binh sĩ Nga trên nhiều loại địa hình, bao gồm cả khu vực đô thị.
Mẫu robot này được trang bị pháo tự động 2A27 với cỡ nòng 30mm, súng máy, súng phun lửa, tên lửa chống tăng và có thể được vận hành từ xa ở khoảng cách lên tới 3km.
Mẫu robot Uran-9. Ảnh: Sputnik
Trong khi đó, Uran-14 là hệ thống chữa cháy linh hoạt và điều khiển từ xa, thiết kế để hoạt động trong môi trường đầy thách thức và nguy hiểm. Robot được trang bị bình chứa nước nặng 2 tấn và bình chứa chất tạo bọt 600 lít, cho phép nó tiến gần những vị trí khó tiếp cận một cách dễ dàng.
Các lực lượng vũ trang Nga đang áp dụng robot hóa, tận dụng kinh nghiệm quý báu có được trong các cuộc chạm trán với cả lực lượng quân sự Ukraine và nước ngoài được trang bị vũ khí và phương tiện không người lái tiên tiến của NATO.
Tập đoàn nhà Rostec của Nga phát triển dòng đạn xe tăng nâng cấp mới dựa trên nghiên cứu sâu rộng về các xe bọc thép phương Tây thu được trên chiến trường Ukraine.
Nguồn: [Link nguồn]