Nga đáp trả chỉ trích của Armenia

Cách tiếp cận "thiếu nhất quán" và "thiếu trách nhiệm" của chính phủ Armenia đã dẫn đến tình hình như hiện nay ở vùng Nagorno-Karabakh, Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/9 cho biết.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.

Trong tuyên bố ngày 25/9, Bộ Ngoại giao Nga nói về việc Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã "mắc sai lầm". Những bình luận gần đây của ông Pashinyan chỉ nhằm trốn tránh trách nhiệm về những sai lầm của chính phủ bằng cách đổ lỗi cho Nga và tìm cách xích lại gần phương Tây, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Hôm 24/9, ông Pashinyan đã đặt câu hỏi về “mục tiêu và động cơ của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở vùng Nagorno-Karabakh” khi để quân đội Azerbaijan kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai một cách dễ dàng.

Ông Pashinyan cũng cáo buộc "nước đồng minh mà Armenia tin tưởng trong nhiều năm chỉ khiến quốc gia suy yếu và không thể tự chủ".

"Rõ ràng Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và quan hệ đối tác chiến lược Armenia - Nga là không đủ để đảm bảo an ninh quốc gia", ông Pashinyan nói.

Trong tuyên bố ngày 25/9, Bộ Ngoại giao Nga nói những chỉ trích "gián tiếp và trực tiếp" của ông Pashinyan là do phương Tây khơi dậy và khuyến khích. Chính phủ Armenia cố gắng tình tìm cách đẩy quốc giarời xa Nga, theo Bộ Ngoại giao Nga.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow luôn cam kết thực hiện nghĩa vụ với tư cách là một nước đồng minh và đóng góp tích cực cho sự phát triển an ninh, kinh tế và văn hóa của Armenia. Tuyên bố nêu rõ những nỗ lực của Nga đã giúp Armenia tránh một “thất bại hoàn toàn” trong xung đột năm 2020 với Azerbaijan thông qua thỏa thuận ngừng bắn.

Thay vì tuân thủ thỏa thuận do Nga làm trung gian, ông Pashinyan quay sang phương Tây và tự mình công nhận chủ quyền của Azerbaijan đối với một số khu vực ở vùng Nagorno-Karabakh, Bộ Ngoại giao Nga giải thích. Sau cuộc xung đột năm 2020, Azerbaijan đã kiểm soát một phần vùng Nagorno-Karabakh sau khi đẩy lùi lực lượng Armenia khỏi khu vực.

"Những hành động này của chính phủ Armenia đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thỏa thuận mà Moscow giúp đạt được, cũng như tình trạng của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở vùng Nagorno-Karabakh", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong tuyên bố.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, Armenia đã mất thời gian quý báu mà lẽ ra có thể được sử dụng để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và phân định biên giới, giải quyết vấn đề ở vùng Nagorno-Karabakh, từ đó giúp đảm bảo an ninh cho chính quốc gia.

"Chúng tôi tin rằng chính phủ Armenia đang mắc sai lầm lớn khi cố tình tìm cách gây tổn hại mối quan hệ lâu đời với Nga và tự biến mình trở thành quân cờ của phương Tây", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Động thái của 120.000 người Armenia sau khi Azerbaijan kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai?

Azerbaijan đã kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai sau chiến dịch quân sự chớp nhoáng diễn ra vào tuần trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Armenia và Azerbaijan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN