Nga đã có cách khắc chế xe tăng chủ lực Abrams do Mỹ cung cấp cho Ukraine?

Tháng trước, Mỹ xác nhận đã bàn giao tổng cộng 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams cho Ukraine. Hiện chưa rõ khi nào quân đội Ukraine sẽ đưa các xe tăng uy lực của Mỹ ra tiền tuyến chiến đấu, nhưng các lực lượng Nga đã có sự chuẩn bị sẵn sàng, theo Sputnik.

Xe tăng Ukraine hoạt động gần Bakhmut vào ngày 12/5/2023.

Xe tăng Ukraine hoạt động gần Bakhmut vào ngày 12/5/2023.

Báo Nga dẫn nguồn tin từ các binh sĩ ở tiền tuyến cho biết, phá hủy khí tài phương Tây cung cấp cho Ukraine luôn là ưu tiên hàng đầu và xe tăng Abrams cũng không phải ngoại lệ.

Hiện tại, Ukraine tỏ ra thận trọng khi sử dụng các vũ khí hạng nặng của phương Tây, chỉ khai hỏa tầm xa ở các vị trí ẩn nấp, hạn chế giao tranh trực diện để tránh tổn thất.

Theo Sputnik, 31 xe tăng Abrams mà Mỹ gửi đến Ukraine trên lý thuyết được coi là lực lượng đáng gờm. Những chiếc xe tăng nặng hơn 60 tấn này nếu tập trung tấn công vào một địa điểm ở phòng tuyến Nga có thể tạo ra sức ép đáng kể.

Tuy nhiên, Ukraine đã từ bỏ chiến thuật tấn công nhớp nhoáng và áp đảo theo kiểu NATO do thiếu các khí tài cần thiết và luôn có nguy cơ đoàn xe tăng, xe bọc thép mắc kẹt ở các bãi mìn.

Báo Nga nhận định, phiên bản xe tăng M1A1 do Mỹ cung cấp cho Ukraine được sử dụng từ thời Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, Nga đã phát triển các tên lửa chống tăng Kornet thế hệ mới, đủ sức xuyên thủng xe tăng Abrams chỉ bằng một phát bắn.

Báo Nga cho rằng, xe tăng M1A1 Abrams không phải là đối thủ của các xe tăng hiện đại hơn của Nga như T-80BVM hay T-90M. Ngoài ra, xe tăng Abrams ngốn một lượng lớn nhiên liệu, cần mạng lưới hậu cần và bảo trì đặc biệt. Ước tính mẫu xe tăng Mỹ cung cấp cho Ukraine tiêu thụ tới 230 lít nhiên liệu/giờ nếu hoạt động liên tục.

Một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy ở Iraq.

Một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất bị phá hủy ở Iraq.

Theo Sputnik, Abrams có thiết kế theo kiểu cổ điển của phương Tây, với nòng pháo tầm xa uy lực, bọc giáp dày ở phía trước nhưng phần giáp sau và hai bên rất mỏng. Pháo cỡ 30mm trang bị trên các mẫu xe bọc thép Nga hoàn toàn có thể xuyên thủng hai bên xe tăng Abrams.

Nếu Ukraine sử dụng xe tăng Abrams với vai trò yểm trợ hỏa lực từ xa, mối đe dọa khi đó sẽ đến từ các UAV tự sát của Nga, bao gồm UAV Lancet.

"Chúng tôi đang rất trông chờ, sẵn sàng đối phó các xe tăng Abrams", Shket, binh sĩ Nga chuyên điều khiển UAV, chiến đấu ở mặt trận Donetsk, nói. "Chúng tôi đã hạ các xe tăng Leopard. Abrams cũng không có khác biệt nhiều".

UAV Lancet chuyên tập kích xe tăng từ trên nóc vì đây là nơi xe tăng có lớp giáp mỏng. Ngoài ra, Abrams còn có một phần khá lớn ở phía sau đầu xe - một hốc lớn chứa đạn dược. UAV có thể tấn công thẳng vào đó, Shket nói.

Theo Shket, các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của xe tăng Abrams, bao gồm các điểm yếu là điều binh sĩ Nga đã nắm rõ. "Chúng tôi không bị bất ngờ", Shket nói. "Chúng tôi đã biết cách đối phó loại khí tài này".

Theo Sputnik, để có thể sử dụng xe tăng Abrams một cách hiệu quả, Ukraine cần sự hỗ trợ từ không quân. Sớm nhất vào mùa xuân năm 2024, Kiev sẽ nhận các chiến đấu cơ F-16 đầu tiên. Có khả năng Ukraine sẽ tránh đưa xe tăng Abrams ra chiến đấu cho đến lúc đó.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine đề nghị quốc tế hỗ trợ gần 45 tỷ USD để “bù đắp thâm hụt“

Ukraine tuyên bố cần gần 45 tỷ USD từ các đối tác quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách thời chiến cho năm 2024, tương đương 1/4 tổng GDP của nước này trong thời bình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN