Nga có vũ khí tương đương HIMARS?

Quân đội Ukraine gần đây hết lời ca ngợi các hệ thống pháo phản lực tầm xa HIMARS của Mỹ. Ít người biết rằng Nga cũng có các hệ thống vũ khí tương đương, sử dụng đạn rocket dẫn đường bằng vệ tinh.

Trong tuyên bố mới nhất ngày 25.7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov ca ngợi pháo phản lực tầm xa HIMARS. 

Ông Reznikov nhấn mạnh loại vũ khí này đang tạo ra những tác động ngày càng lớn tới quân đội Nga. Theo ông Reznikov, quân đội Ukraine đã phá hủy ít nhất 50 kho đạn Nga nhờ hệ thống HIMARS.

"Điều này đã cắt đứt chuỗi hậu cần của Nga và khiến họ mất đi thế chủ động cũng như khả năng tấn công dồn dập như trước", ông Reznikov nói.

Hôm 27.7, quân đội Ukraine thông báo giáng đòn tập kích chính xác bằng hệ thống HIMARS nhằm vào cây cầu chiến lược Antonovsky ở tỉnh Kherson. Đòn tấn công khiến cây cầu bị hư hại nặng và phải mất nhiều thời gian để sửa chữa.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 16 hệ thống pháo phản lực HIMARS.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 16 hệ thống pháo phản lực HIMARS.

Theo tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 25.7, Washington đã cam kết hỗ trợ Kiev 16 hệ thống HIMARS. Mỗi xe phóng HIMARS được trang bị 6 ống phóng cỡ 227mm và có khả năng vận hành linh hoạt nhờ khung gầm bánh lốp.

Khác với các hệ thống pháo phản lực tầm xa thông thường, HIMARS chỉ sử dụng đạn rocket dẫn đường bằng GPS, giúp cải thiện đáng kể khả năng tấn công chính xác mục tiêu.

Theo trang Eurasian Times, pháo phản lực của Nga giống hệ thống HIMARS nhất hiện nay là mẫu Tonardo-S. Tính đến thời điểm năm 2021, Nga sở hữu 120 hệ thống pháo phản lực Tonardo, bao gồm Tornado-S.

Tonardo-S là phiên bản pháo phản lực nâng cấp của mẫu BM-30 Smerch, với xe phóng giảm một nửa trọng lượng (chỉ còn 24 tấn), tốc độ di chuyển tối đa 90 km/giờ.

Mỗi hệ thống Tornado-S có 12 ống phóng rocket cỡ 300mm. Điểm giống nhau của Tornado-S và hệ thống HIMARS là đều sử dụng đạn rocket dẫn đường. Hệ thống Tonardo-S sử dụng đạn 9М542, dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS, tầm bắn tối đa 120km.

Pháo phản lực Tornado-S có 12 ống phóng rocket cỡ 300mm.

Pháo phản lực Tornado-S có 12 ống phóng rocket cỡ 300mm.

Theo đánh giá của Eurasian Times, hệ thống Tornado-S vượt trội hơn HIMARS về tầm bắn, sức công phá do sử dụng ống phóng lớn hơn và mang theo cơ số đạn rocket nhiều hơn.

Trang mạng Nga Stalkerzone cho biết, rocket phóng từ hệ thống Tornado-S có khả năng đánh trúng mục tiêu di chuyển, ví dụ như đoàn xe quân sự hoặc đoàn tàu chở hàng.

Hệ thống HIMARS cũng có khả năng này nhưng cần phối hợp với các hệ thống radar và vệ tinh của Mỹ. Đây là lý do quân đội Ukraine đến nay chỉ sử dụng rocket HIMARS để tấn công các mục tiêu cố định như kho đạn, kho nhiên liệu của Nga.

Tuy nhiên, hệ thống HIMARS có ưu điểm hơn Tornado-S ở khả năng nạp đạn. Điều này thể hiện đặc tính chiến đấu khác biệt của vũ khí Mỹ so với vũ khí Nga, truyền thông Nga cho biết.

Các hệ thống Tornado-S chỉ có thể được nạp đạn bằng xe chuyên dụng.

Các hệ thống Tornado-S chỉ có thể được nạp đạn bằng xe chuyên dụng.

Kíp điều khiển rocket HIMARS có thể tự nạp đạn rocket ngay tại chỗ, giúp các xe phóng có thể bắn tối đa 2 lần, mỗi lần 6 đạn rocket trước khi phải quay về căn cứ để nạp đạn.

Ngược lại, để nạp đạn cho hệ thống Tornado-S, binh sĩ Nga cần xe vận tải và nạp đạn chuyên biệt 9T255. Kíp điều khiển cũng không thể nạp đạn cho xe phóng ngay trên chiến trường.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Janes, Nga đã đưa các hệ thống Tornado-S trang bị đạn rocket dẫn đường bằng vệ tinh, tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine kể từ tháng 3.2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều xảy ra với Mỹ nếu cung cấp 100 hệ thống HIMARS cho Ukraine?

Các hệ thống pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất đang gây tiếng vang lớn trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng điểm yếu của hệ thống này là chỉ sử dụng đạn rocket dẫn đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN