Nga chính thức giải thích lý do cắt giảm khí đốt sang phương Tây
Người phát ngôn Điện Kremlin – Dmitry Peskov – khẳng định, việc nguồn cung khí đốt từ Nga sang một số nước EU bị cắt giảm là do nguyên nhân kỹ thuật chứ không liên quan đến chính trị.
Bản đồ dòng khí đốt từ Nga xuất khẩu đến các nước phương Tây (ảnh: RT)
“Thật kỳ lạ khi lôi chính trị vào mọi vấn đề”, ông Peskov phát biểu trong cuộc họp báo hôm 23.6.
Ông Peskov nhấn mạnh, việc Tập đoàn năng lượng Gazprom cắt giảm khí đốt sang EU liên quan đến các vấn đề kỹ thuật và không có động cơ chính trị nào bị che giấu.
Tuần trước, Gazprom đã thông báo cắt giảm khoảng 60% lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức. Theo Gazprom, họ buộc phải làm điều này vì Tập đoàn Siemens (Đức) đưa các tuabin bơm khí đốt đến Canada bảo dưỡng nhưng chưa được nhận về. Phía Canada cho hay, do các lệnh trừng phạt mà nước này áp đặt đối với Nga, tuabin của Siemens chưa thể được gửi về Đức.
“Khi tuabin được đưa đi bảo dưỡng, nó cần được trả lại sau khi việc sửa chữa đã hoàn thành. Tuy nhiên, tuabin không được trả lại. Đó hoàn toàn là một vấn đề kỹ thuật. Mọi thứ đều rất rõ ràng và không có âm mưu chính trị nào ở đây”, ông Peskov nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, Nga luôn giữ uy tín và tuân thủ nghiêm túc mọi cam kết liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho châu Âu.
“Nga nghiêm túc thực hiện mọi cam kết của mình. Chúng tôi là nhà cung cấp đáng tin cậy và điều đó đã được chứng minh suốt nhiều thập kỷ qua. Nga rất coi trọng uy tín trong vấn đề năng lượng”, ông Peskov nói thêm.
Một số nước phương Tây đang tỏ ra đặc biệt lo ngại về nguồn cung năng lượng sau khi Nga cắt giảm khí đốt, theo Reuters. Hôm 23.5, Đức đã tuyên bố mức “cảnh báo” của kế hoạch khẩn cấp 3 giai đoạn khi năng lượng thiếu hụt, bao gồm "cảnh báo sớm", "cảnh báo" và "khẩn cấp".
“Việc nguồn cung khí đốt bị cắt giảm là đòn tấn công kinh tế của Nga”, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tuyên bố hôm 23.6.
“Chúng ta sẽ tìm cách tự bảo vệ mình trước tình hình này. Tuy nhiên, Đức sẽ phải đi trên con đường đầy chông gai”, ông Habeck nói.
Nga khẳng định không có động cơ chính trị trong việc nguồn khí đốt xuất khẩu sang EU bị cắt giảm (ảnh: CNN)
Hiện các kho dự trữ khí đốt của Đức đã được lấp đầy 58%. Đức mong muốn đến tháng 12, các kho dự trữ sẽ được lấp đầy 90%.
Trước đó, một số quốc gia thành viên EU tiêu thụ năng lượng nhiều như Đức, Hà Lan đã “bật đèn xanh” cho các nhà máy điện tăng cường đốt than nhằm tiết kiệm khí đốt cho mùa đông.
Frans Timmermans – Giám đốc chính sách khí hậu EU – cho biết, 12 nước thuộc khối này đã bị ảnh hưởng bởi nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm.
“12 nước thành viên bị ảnh hưởng do hành động cắt giảm khí đốt đơn phương của Nga. 10 nước thành viên đã phải phát tín hiệu cảnh báo”, ông Timmermans nói.
Theo ông Timmermans, 12 nước thành viên EU bị ảnh hưởng bao gồm: Lithuania, Bulgaria, Ba Lan, Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Pháp, Áo, Cộng hòa Séc và Slovakia.
Anton Alikhanov – Thống đốc vùng Kaliningrad (thuộc Nga) – cho hay, nhằm đối phó với lệnh cấm vận chuyển hàng hóa của Lithuania, vùng này sẽ mở thêm các tuyến đường vận tải...
Nguồn: [Link nguồn]