Nga chê tiêm kích tàng hình J-20, gợi ý TQ mua thêm Su-57?
Trong bối cảnh tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 bắt đầu đi vào sản xuất đại trà, Nga đã tính đến việc chế tạo phiên bản xuất khẩu riêng cho các đối tác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nga chế tạo tiêm kích Su-57 với mục đích thống trị bầu trời, như mẫu F-22 của Mỹ.
Theo Express, trong vài năm qua, truyền thông quốc phòng Trung Quốc đã theo sát mọi thông tin mới từ Su-57. Các kênh quốc phòng Trung Quốc đều cho rằng Bắc Kinh có lý do để quan tâm đến việc mua mẫu tiêm kích tàng hình này của Nga.
Nhưng ở chiều ngược lại, người Nga nghĩ gì về tiêm kích tàng hình J-20, vốn được Trung Quốc đưa vào sử dụng từ tháng 2.2018?
Theo báo Anh, truyền thông Trung Quốc có xu hướng ca ngợi mẫu tiêm kích Su-57, trong khi Nga lại tỏ ra hoài nghi về J-20. Bài viết mới đăng tải trên trang quốc phòng Nga nhắc đến sự khác biệt giữa Su-57 và J-20, cũng như vai trò của hai mẫu tiêm kích tàng hình này.
Báo Nga đánh giá J-20 là chiến đấu cơ tàng hình dùng để xuyên qua mạng lưới phòng thủ của đối phương và tung đòn tấn công bất ngờ. Ngược lại,
Su-57 mới thực sự là mẫu tiêm kích thống trị bầu trời, vừa có khả năng tàng hình, vừa đóng vai trò đối đầu trực diện với các chiến đấu cơ đối phương trên bầu trời.
Mẫu J-20 được trang bị khaong vũ khí bên trong thân, giúp tăng đáng kể khả năng tàng hình.
Sau những lời nhận định có phần “chê” J-20, trang mạng quốc phòng Nga đánh giá không quân Trung Quốc nên mua tiêm kích Su-57, nhưng không phải để thay thế, mà lại sự bổ sung đáng giá cho những thiếu hụt của J-20.
Sau khi Trung Quốc giới thiệu J-20, có nhiều ý kiến bình luận rằng mẫu chiến đấu cơ này có phần giống với tiêm kích tàng hình F-35 hay F-22 của Mỹ. Nhưng báo Nga đánh giá J-20 có một sự liên hệ rõ ràng với dự án chế tạo chiến đấu cơ của Nga từ năm 2000.
Dmitry Drozdenko, phó tổng biên tập một tạp chí quốc phòng Nga nói trên Sputnik rằng J-20 “dựa trên” mẫu tiêm kích đã bị hủy bỏ MiG 1.44.
“Theo quan điểm của tôi, J-20 được phát triển dựa trên MiG 1.44. Mẫu máy bay đó được chế tạo để cạnh tranh với dự án Su-57 ở giai đoạn ban đầu. Máy bay Trung Quốc rất giống nguyên mẫu này”.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào Nga, khi phải mua động cơ AL-31F trang bị cho các chiến đấu cơ tàng hình J-20. Trang mạng quốc phòng Nga sau đó so sánh MiG.144 và J-20 có những thiết kế khí động học tương tự nhau.
Động cơ WS-10B do Trung Quốc sản xuất có độ tin cậy và hiệu suất kém hơn so với động cơ Nga.
Cuối cùng, báo Nga bày tỏ sự hoài nghi về mẫu động cơ WS-15 mà Trung Quốc tự phát triển để trang bị cho J-20. Động cơ WS-15, thành phần được ví như "trái tim" của tiêm kích tàng hình J-20, nhưng liên tục gặp sự cố. Những chiếc J-20 ra mắt hồi cuối năm 2016 sử dụng động cơ AL-31FM2 do Nga sản xuất, trong khi phi đội J-20 hiện nay lại sử dụng mẫu WS-10B, vốn được trang bị cho tiêm kích J-16 đời cũ.
L ực đẩy lớn của WS-15 có thể giúp tiêm kích J-20 đạt khả năng siêu hành trình, bay với tốc độ siêu âm mà không cần chế độ tăng lực tiêu tốn nhiên liệu và làm ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của máy bay. “"Một động cơ WS-15 đã nổ tung trong quá trình thử nghiệm trên mặt đất. Sự cố cho thấy WS-15 kém tin cậy và Trung Quốc tới nay chưa có giải pháp nào để xử lý vấn đề đó”, nguồn tin quân sự Trung Quốc nói năm 2018.
Ở thời điểm hiện tại, còn quá sớm để nhắc đến chuyện Nga vội vàng bán “quốc bảo” Su-57 cho Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là đối tác quân sự hàng đầu của Moscow, khi là quốc gia đầu tiên tiếp nhận mẫu chiến đấu cơ đa năng Su-35 hay “rồng lửa” S-400 đắt giá.
Bên cạnh đó, Nga cũng phải tính đến khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách khai thác bí mật công nghệ trên chiếc Su-57. Hiện tại, các máy bay Su-35 xuất khẩu sang Trung Quốc đều được Nga phủ một lớp vật liệu chặn tia X-quang và các phương pháp soi chiếu khác. Động cơ cũng được "hàn chết", khiến nó có thể bị phá hủy hoàn toàn khi các kỹ sư Trung Quốc tìm cách tiếp cận phần lõi bên trong.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình diễn 6 chiếc Su-57 tối tân nhất khi đến gặp Ngoại trưởng Nga Mike Pompeo và sức mạnh...