Nga cảnh báo quốc gia NATO chuyển giao vũ khí cho Ukraine cần 'sự đồng ý bằng văn bản'

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nga cảnh báo Hy Lạp không được chuyển giao hệ thống phòng không do Nga sản xuất cho Ukraine, nếu không có văn bản chấp thuận từ Moscow.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Hy Lạp Militaire.gr, ngày 31/12/2024, Đại sứ Nga tại Hy Lạp Andrei Maslov, tuyên bố rằng bất kỳ hành động chuyển giao hệ thống phòng không nào, bao gồm S-300PMU1, Tor-M1 và Osa-AK, đều vi phạm các thỏa thuận quốc tế giữa 2 quốc gia.

Hệ thống phòng không S-300PMU1 của Hy Lạp. (Nguồn: Mạng xã hội X)

Hệ thống phòng không S-300PMU1 của Hy Lạp. (Nguồn: Mạng xã hội X)

Ông Maslov nhấn mạnh, các hiệp ước hợp tác quân sự-kỹ thuật năm 1995 và hiệp định cung cấp sản phẩm quân sự năm 2013 đã quy định rõ ràng, rằng Hy Lạp không được phép bàn giao các hệ thống vũ khí do Nga sản xuất cho bất kỳ quốc gia thứ 3 nào mà không có sự đồng ý từ Moscow. Ông khẳng định đây không phải là vấn đề chính trị mà là nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà Hy Lạp cần tuân thủ.

Mặc dù có nhiều thông tin về việc Hy Lạp cân nhắc chuyển giao vũ khí cho Ukraine, ông Maslov cho biết Athens chưa chính thức xác nhận thông tin này, Nga hiện chưa thực hiện các động thái ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, Nga đang theo dõi sát sao các diễn biến.

Kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng nổ, Hy Lạp đã phải cân bằng giữa việc hỗ trợ Kiev và duy trì các cam kết quốc tế với Moscow.

Ngay từ những ngày đầu chiến dịch, Hy Lạp đã gửi các chuyến hàng viện trợ quân sự bao gồm súng trường Kalashnikov, đạn dược và xe bọc thép BMP-1 thời Liên Xô. Hành động này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Moscow.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, đã gọi đây là "sai lầm nghiêm trọng" và cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng người Hy Lạp tại Ukraine, đặc biệt là tại Mariupol và Odesa.

Trong số các hệ thống vũ khí gây tranh cãi, hệ thống phòng không S-300PMU1 của Hy Lạp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. S-300PMU1 được sản xuất từ những năm 1990, được cho là sẽ tăng cường đáng kể mạng lưới phòng không của Ukraine nếu được chuyển giao.

Các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã cố gắng thuyết phục Hy Lạp chuyển giao hệ thống này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thậm chí đã đề nghị viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD để thúc đẩy quyết định từ Athens. Dù vậy, cho đến nay, việc chuyển giao vẫn bị đình trệ.

Lý do chính là Hy Lạp lo ngại về việc không được cung cấp các hệ thống thay thế tương đương, chẳng hạn như Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất. Bên cạnh đó, nhu cầu của Ukraine đối với S-300 đã giảm bớt khi các vũ khí hiện đại hơn từ phương Tây được đưa vào sử dụng.

Hồi tháng 11/2024, đã xuất hiện thông tin rằng Hy Lạp có thể chuyển giao S-300 cho Armenia. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga đã làm rõ rằng họ chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức nào từ Athens về vấn đề này.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, kể từ đầu năm 2024, hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ một số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Minh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN