Nga cảnh báo đáp trả quyết liệt nếu cầu Crimea bị tấn công

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 3/5, bà Maria Zakharova tuyên bố, trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga, phương Tây đang hỗ trợ chính quyền Kiev tiến hành "các cuộc tấn công mới trên lãnh thổ Nga", đồng thời khiến thông tin này gây tiếng vang trên các phương tiện truyền thông. 

"Cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của đối phương. Tôi muốn một lần nữa cảnh báo Washington, London và Brussels rằng bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea không chỉ chắc chắn sẽ thất bại, mà còn dẫn tới đòn đáp trả tàn khốc", bà Zakharova nhấn mạnh. 

Phía Ukraine nhận định, vũ khí của phương Tây sẽ giúp nước này đánh sập cầu Crimea nhanh hơn. Ảnh: RiaNovosti

Phía Ukraine nhận định, vũ khí của phương Tây sẽ giúp nước này đánh sập cầu Crimea nhanh hơn. Ảnh: RiaNovosti

Tuyên bố trên của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga được đưa ra sau khi Đặc Phái viên của Ukraine tại Liên hợp quốc Sergey Kislitsa ngụ ý rằng công trình cầu Crimea sẽ không còn tồn tại vào cuối năm nay.

Cầu Crimea được xây dựng từ năm 2016-2018 và là tuyến đường bộ và đường sắt duy nhất nối bán đảo Crimea với đất liền Nga. Nga đã sáp nhập Crimea vào năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.

Kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Nga cáo buộc Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) đã hai lần tiến hành tập kích cầu Crimea, nhưng chỉ phá hủy được một làn đường và Moscow sau đó đã nhanh chóng khắc phục để nối lại lưu thông.

Tổng thống Zelensky hồi tháng trước cũng nói với truyền thông Đức rằng việc phá hủy cầu Crimea là điều mà "chúng tôi rất mong muốn", khẳng định đây là mục tiêu quân sự hợp pháp. Phía Ukraine nhận định, vũ khí của phương Tây sẽ giúp nước này đánh sập cầu Crimea nhanh hơn.

Theo một nguồn thạo tin, hồi cuối tháng 4, Mỹ đã gửi tên lửa ATACMS tầm bắn 300km cho Ukraine. Vũ khí này nằm trong gói viện trợ quân sự khẩn cấp trị giá 300 triệu USD được Tổng thống Joe Biden phê duyệt.

ATACMS được tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ phát triển và sản xuất từ những năm 1990. Tên lửa được thiết kế để sử dụng cho tổ hợp pháo phản lực HIMARS, có khả năng vô hiệu hóa các sở chỉ huy và phá hủy kho vũ khí, đạn dược của đối phương.

ATACMS được trang bị nhiều loại đầu đạn, bao gồm đầu đạn chùm để tấn công nhiều mục tiêu, cũng như đầu đạn dẫn đường để tấn công chính xác các mục tiêu chiến lược. Vì vậy, nó được coi là một vũ khí đa chức năng, có khả năng thích ứng với nhiều tình huống chiến đấu khác nhau.

Điện Kremlin cảnh báo giới lãnh đạo Pháp và Anh đang đưa ra những tuyên bố “cực kỳ nguy hiểm” về tình hình xung đột ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kim Khánh ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN