New Zealand làm thế nào để ‘chiến thắng’ dịch Covid-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

New Zealand đã nhanh chóng đối phó với các mối đe dọa, tiến hành các cuộc kiểm tra hàng loạt và không vội vàng hủy bỏ kiểm dịch, mặc dù thực tế là dịch Covid-19 gần như đã ảnh hưởng trên toàn bộ lãnh thổ New Zealand.

New Zealand tuyên bố đã đánh bại dịch Covid-19 và hạ mức cảnh báo xuống cấp độ 3. Ảnh: Reuters.

New Zealand tuyên bố đã đánh bại dịch Covid-19 và hạ mức cảnh báo xuống cấp độ 3. Ảnh: Reuters.

CNN đưa tin, New Zealand đã nhanh chóng đối phó hiệu quả với các mối đe dọa chỉ sau vài tuần lễ nhờ khẩn trương tiến hành các biện pháp mà các nước khác đã để chậm. Đến nửa đêm 26/4, New Zealand đã dỡ bỏ một số biện pháp phong tỏa toàn quốc của nước này, hạ mức cảnh báo xuống 1 bậc nữa.

Từ ngày 28/4, một số hoạt động kinh doanh không thiết yếu, chăm sóc sức khỏe và hoạt động giáo dục sẽ được thực hiện trở lại. Phần lớn người dân vẫn được yêu cầu ở nhà mọi lúc và tránh mọi tương tác xã hội. Các quốc gia khác có rất nhiều điều để học hỏi từ New Zealand.

Theo đó, trong vài tuần cách ly, New Zealand đã đạt mục tiêu đầy tham vọng của mình về loại bỏ dịch Covid-19. Theo CNN, hôm thứ Hai tuần trước là ngày cuối cùng của 5 tuần lễ cách ly nghiêm ngặt ở cấp độ cao nhất (cấp 4), mà Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern gọi là “những hạn chế nghiêm ngặt nhất trong lịch sử hiện đại của đất nước”. Kể từ thứ Ba, 400.000 người New Zealand trở lại làm việc và nền kinh tế của đất nước đã khởi động 75%.

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến ngày 1/5, New Zealand có tổng cộng 1.485 trường hợp mắc Covid-19, 20 người tử vong. Bộ Y tế New Zealand cho biết, trong nước có hơn 1.214 người đã bình phục và đó là 82% toàn bộ bệnh nhân mắc Covid-19. Nhiều người vui mừng về thành tựu của New Zealand, nhưng Thủ tướng Ardern kêu gọi người dân không tự mãn và mất cảnh giác.

Thủ tướng Ardern phát biểu trong một cuộc họp cho hay: “New Zealand còn chưa vượt ra khỏi “khu rừng rậm” của đại dịch Covid-19. Cấp độ III có thể nói là một dạng tạm nghỉ sau một đợt phẫu thuật dài, chúng ta cần đánh giá xem những biện pháp đáng kinh ngạc mà người New Zealand đã thực hiện có hiệu quả hay không”.

Chìa khóa thành công của New Zealand là một cách tiếp cận: phản ứng nhanh, xét nghiệm diện rộng và bám sát vào nền khoa học thực dụng. Do đó, theo CNN, các quốc gia khác có rất nhiều điều để tìm hiểu và học hỏi từ thực tế của New Zealand.

Như ở nhiều quốc gia khác, các mô hình kiểu New Zealand đều đã dự đoán hậu quả thảm khốc nếu như không có bước đi nào được thực hiện. Nhưng điểm không giống với các nước khác là chính quyền New Zealand đã phản ứng tức thời. Cụ thể, vào ngày 14/3, Thủ tướng Ardern công bố cách ly 2 tuần đối với tất cả những người nhập cảnh vào nước này. Vào thời điểm đó, nó là một trong những biện pháp cứng rắn nhất trên thế giới, mặc dù New Zealand mới chỉ có 6 trường hợp xác định mắc Covid-19.

Tiếp theo, vào ngày 19/3, Thủ tướng Ardern cấm nhập cảnh với người nước ngoài, trong nước có 28 người nhiễm bệnh. Ngày 23/3, bà Ardern ban hành chế độ cách ly, số ca bệnh lúc này là 102 và không một trường hợp nào tử vong.

“Hành động quyết đoán và kịp thời đã giúp chúng ta tránh được kịch bản tồi tệ nhất”, bà Ardern nói.

Theo các chuyên gia, New Zealand có lý do riêng để thực hiện cho việc này. Bà Ardern giải thích trong cuộc họp báo ngày 14/3, New Zealand là điểm khởi đầu nhiều tuyến đường đến các quần đảo vùng Thái Bình Dương, vì vậy quốc gia này cũng chịu trách nhiệm về sự an toàn trước đại dịch của các nước láng giềng. Nhưng các biện pháp quyết liệt cũng đã mang phước lành cho chính cư dân New Zealand.

New Zealand đã được nêu gương như là một điển hình về chiến lược thành công chống lại đại dịch Covid-19, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bất chấp những thành công ban đầu của New Zealand, chế độ cách ly vẫn tiếp nối và hầu hết mọi người được khuyên nên ở lại nhà và tránh mọi tương tác xã hội.

Theo giáo sư Michael Becker tại trường đại học Otago (New Zealand) lưu ý rằng, bản chất của mô hình kiểu New Zealand là về khoa học và lãnh đạo vững chắc. Trong suốt thời gian cách ly xã hội, bà Arden thường xuyên xuất hiện cùng với Bộ trưởng Bộ Y tế Ashley Blomfield tại các cuộc họp báo và thường chỉ đạo vấn đề từ báo chí cho anh ta. Bản thân Blomfield, ngoài việc là lãnh đạo Bộ Y tế, còn là một bác sĩ giỏi.

Bà Ardern nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 sẽ còn được tiếp tục cho đến khi có vắc-xin. Đồng thời, cưng như ở các nước khác New Zealand đang phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Trong thời gian này, nền kinh tế New Zealand phải chịu thiệt hại rất lớn do dịch Covid-19 hoành hành, chính quyền nước này đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính nhằm xoa dịu tình hình. Trước đó, hôm 17/3, New Zealand cho biết sẽ bơm 12,1 tỉ đô la New Zealand (7,31 tỉ USD), tương đương 4% tổng  sản phẩm quốc nội (GDP), vào nền kinh tế để làm chậm đà suy giảm do gián đoạn kinh doanh từ ảnh hưởng của sự bùng phát dịch Covid-19.

Ngoài ra, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cùng các quan chức chính phủ sẽ giảm 20% lương trong 6 tháng tới nhằm chia sẻ khó khăn với đất nước trong đại dịch Covid-19. Bà Ardern nói việc giảm lương này sẽ không được áp dụng đối với toàn bộ lĩnh vực công, đặc biệt là các nhân viên y tế, cảnh sát đang làm việc ở tuyến đầu để đối phó với dịch Covid-19.

Du lịch là ngành thiệt hại nặng nề nhất, một trong những lĩnh vực quan trọng chủ chốt của nền kinh tế New Zealand. Người nước ngoài vẫn bị cấm nhập cảnh vào New Zealand và bất kỳ người dân New Zealand nào cũng được yêu cầu nhất thiết cách ly 2 tuần khi về nước. Được biết, các cuộc đàm phán đang diễn ra về việc mở cửa lại biên giới giữa New Zealand và Australia, nhưng cho đến nay không có kết quả. Bộ Tài chính New Zealand dự đoán rằng, ngay cả với kết quả khả quan nhất thì tỷ lệ thất nghiệp của nước này sẽ tăng lên 13%.

Trước đó, hôm 27/4, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này đã chiến thắng dịch Covid-19 trong lúc bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

“Không còn việc lây nhiễm Covid-19 trên diện rộng và không phát hiện trong cộng đồng tại New Zealand. Chúng ta đã thắng trận chiến này”, bà Ardern nói.

Tỷ lệ gia tăng số ca bệnh mới giữ ở mức dưới 1% trong 2 tuần, thấp hơn nhiều nước khác. “Chúng tôi đang mở cửa nền kinh tế, nhưng chúng tôi không mở cửa đời sống xã hội”, bà Ardern cho biết.

Người đứng đầu Cơ quan y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho biết, số ca nhiễm mới ở mức thấp trong những ngày gần đây đã “giúp chúng tôi tự tin rằng chúng tôi đã đạt được mục tiêu loại trừ virus của mình”. Ông Bloomfield cảnh báo rằng, “loại bỏ virus” không có nghĩa là sẽ không có ca nhiễm mới, nhưng “điều đó có nghĩa là chúng ta biết ca nhiễm mới có nguồn gốc từ đâu”.

Bà Ardern lưu ý rằng, cần phải nới lỏng quy định một cách thận trọng và bà không muốn gây nguy cơ cho sức khỏe của người dân.

WHO lên tiếng về nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1-5 nói họ có thể khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 có "nguồn gốc tự nhiên".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Bình (lược dịch) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN