Nếu Trung Quốc đổ bộ thu hồi Đài Loan, kết quả sẽ ra sao?

Kịch bản Trung Quốc phát động chiến dịch quân sự thu hồi đảo Đài Loan gần đây trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi vì Bắc Kinh đang ngày càng củng cố sức mạnh quân sự, dẫn đến kịch bản trên trở nên thực tế hơn bao giờ hết.

Lực lượng tác chiến đổ bộ của Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng và tàu đệm khí. Ảnh: H I Sutton.

Lực lượng tác chiến đổ bộ của Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng và tàu đệm khí. Ảnh: H I Sutton.

Giai đoạn những năm 1990, viễn cảnh Trung Quốc phát động chiến dịch đổ bộ chiếm đảo được coi là điều bất khả thi, không khác gì “tự bơi ra biển”.

Cuối tháng trước, Tổng tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hiệp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tướng Lý Tác Thành nhắc đến việc tấn công Đài Loan để ngăn hòn đảo tách khỏi đại lục.

Viễn cảnh Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi đảo Đài Loan luôn hiện hữu, nhưng bình luận mới nhất của tướng Lý được coi là động thái leo thang chưa từng có, cây viết H I Sutton bình luận trên tạp chí Forbes.

Năng lực tác chiến đổ bộ đáng gờm

So với cách đây 20 năm, hải quân Trung Quốc ngày nay đã thay đổi diện mạo hoàn toàn. Điều dễ thấy là sự góp mặt của hai tàu sân bay và ít nhất một tàu khác đang được đóng.

Các tàu sân bay này được nhóm tàu tuần dương, tàu khu trục hộ tống khá giống với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Tàu đổ bộ Type-071 của Trung Quốc.

Tàu đổ bộ Type-071 của Trung Quốc.

Nhờ các tàu sân bay, Trung Quốc giờ đây có thể tiếp cận Đài Loan theo hướng từ Thái Bình Dương. Với các tàu chiến mới, hải quân Trung Quốc về cơ bản đã đạt đủ sức mạnh để phong tỏa hạm đội tàu ngầm Đài Loan.

Điều này khiến Đài Loan gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc ngăn đối phương đổ bộ. Hai tàu sân bay giúp hải quân Trung Quốc chủ động tác chiến, không cần dựa vào các chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ ở đại lục.

Một sự bổ sung đáng chú ý khác nằm ở các tàu đổ bộ. Tàu đổ bộ tấn công Type 071 có thể mang theo từ 15 tới 20 phương tiện thiết giáp, bao gồm xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng.

Để có thể đổ bộ từ xa bờ, các tàu này được trang bị trực thăng vận tải và tàu đổ bộ đệm khí. Trong kịch bản đổ bộ chiếm đảo, các tàu Type 071 sẽ tham gia cùng tàu đổ bộ trực thăng Type-075.

Đây là các tàu tương tự tàu lớp America của Mỹ, với boong tàu giống hệt tàu sân bay, phù hợp cho các máy bay cất cánh thẳng đứng, nhưng vẫn đảm bảo khả năng tác chiến đổ bộ.

Trong đợt tấn công đầu tiên, lực lượng chủ yếu sẽ là lữ đoàn tấn công đổ bộ, theo cây viết H I Sutton.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc có thể tham gia nhưng lực lượng đổ bộ nòng cốt vẫn thuộc lục quân. Lực lượng này được trang bị xe tăng lội nước và xe thiết giáp chở quân.

Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn của Trung Quốc có nguồn gốc từ Ukraine.

Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn của Trung Quốc có nguồn gốc từ Ukraine.

Lữ đoàn tấn công đổ bộ Trung Quốc có nhiệm vụ dọn dẹp bãi biển để các tàu đổ bộ chở quân cập bờ, theo sau là xe tăng chiến đấu chủ lực.

Các tàu đổ bộ đệm khí Zubr do Trung Quốc tự đóng theo thiết kế của Ukraine có khả năng mang theo tối đa 500 binh sĩ hoặc 3 xe tăng chiến đấu chủ lực.

Vẫn có khả năng thất bại

Theo tác giả H I Sutton, có nhiều yếu tố nằm ngoài dự đoán, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cục tác chiến đổ bộ.

Chuyên gia quân sự B.A. Friedman, người am hiểu về tác chiến đổ bộ, nói rằng Đài Loan sẽ chống trả rất quyết liệt.

“Đổ bộ chiếm đảo Đài Loan có lẽ là chiến dịch tác chiến đổ bộ khó khăn nhất trong lịch sử. Đài Loan đã có hàng thập kỷ chuẩn bị. Mọi địa điểm có thể đổ bộ đều đã được gia cố phòng thủ”, ông Friedman nói.

Gần đây, Đài Loan đã đạt thỏa thuận mua ngư lôi hạng nặng MK-48 Mod 6 của Mỹ. Nhưng về cơ bản, các tàu chiến và tàu ngầm Đài Loan đều không phải là đối thủ của hải quân Trung Quốc.

Đài Loan đã có hàng thập kỷ củng cố năng lực phòng thủ.

Đài Loan đã có hàng thập kỷ củng cố năng lực phòng thủ.

Tác giả H I Sutton dự đoán Trung Quốc có thể tiếp cận bờ biển không mấy khó khăn, nhưng đổ bộ lên đảo thì lại là vấn đề khác.

Đổ bộ chiếm đảo là một trong những chiến dịch quân sự luôn dẫn đến tổn thất rất lớn. “Quân đội Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến, với tác chiến đổ bộ lại càng không”, chuyên gia Friedman đánh giá.

Ngày nay, các phương tiện truyền thông hoạt động tích cực hơn nhiều so với cách đây 20 năm nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ.

Chiến dịch đổ bộ chiếm đảo của Trung Quốc một khi diễn ra sẽ được cả thế giới chứng kiến. Các tàu sân bay Trung Quốc không có cách nào để che giấu vị trí trước các ảnh chụp từ vệ tinh.

Chiến dịch đổ bộ chiếm đảo không thành công chớp nhoáng sẽ chỉ càng khiến Trung Quốc trở nên thất thế, theo tác giả H I Sutton.

Nếu Mỹ quyết định can thiệp, cán cân sức mạnh quân sự ở đảo Đài Loan sẽ thay đổi nhanh chóng. Bởi hải quân Trung Quốc dù đã thay đổi rõ rệt, vẫn chưa thể đạt sức mạnh tương đương hải quân Mỹ.

Có thể nói, Trung Quốc đang sở hữu hàng loạt các tàu chiến hiện đại, các phương tiện đổ bộ uy lực, dẫn đến kịch bản đổ bộ chiếm đảo là hoàn toàn khả thi.

Nhưng chiến dịch đổ bộ chiếm đảo Đài Loan có thành công hay không thì rất khó có thể nói trước, theo tác giả H I Sutton.

Chuyên gia TQ: Mỹ bán cho Đài Loan vũ khí hạng nặng cực kỳ nguy hiểm

Các chuyên gia quân sự ở Trung Quốc đại lục cho rằng Mỹ bán cho Đài Loan thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, có thể kích động...

Nếu Trung Quốc đổ bộ thu hồi Đài Loan, kết quả sẽ ra sao? - 5Nếu Trung Quốc đổ bộ thu hồi Đài Loan, kết quả sẽ ra sao? - 5

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN