Nếu Trump “dội bão lửa”, Triều Tiên chống đỡ ra sao?
Tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson cùng hàng chục chiến đấu cơ, tàu chiến sẵn sàng nhận lệnh oanh tạc Triều Tiên, liệu Bình Nhưỡng có thể chống trả?
Tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson.
Theo IB Times, tình hình bán đảo Triều Tiên nóng lên từng ngày khi Bình Nhưỡng tiếp tục có những lời đe dọa chiến tranh hạt nhân với Mỹ, trong bối cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson hiện diện gần khu vực.
Chỉ riêng lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz có thể mang theo tối đa tới 90 máy bay chiến đấu và trực thăng, bao gồm các chiến đấu cơ mạnh mẽ như F/A-18 E/F Super Hornet.
Bên cạnh đó, USS Carl Vinson còn được hộ tống bởi nhóm các tàu khu trục, tàu tuần dương USS Bunker Hill trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và tên chống hạm Harpoon.
Nhưng nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un biến lời nói thành sự thật, lực lượng quân sự Triều Tiên sẽ đối trọng ra sao với lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới?
Lực lượng bộ binh
Xe tăng T-55.
Triều Tiên hiện có hơn 1 triệu quân chính quy, 600.000 quân dự bị và có thể tổng động viên thêm gần 6 triệu dân quân. Tuy số lượng đông đảo nhưng hầu hết sẽ chỉ được trang bị hạn chế và không được huấn luyện kỹ càng.
Ngoài sức mạnh nhân lực, Triều Tiên hiện có 5.000 xe tăng, đa số là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực T-55, xuất hiện từ những năm 1950. Các nhà quan sát luôn đặt câu hỏi về việc có bao nhiêu trang thiết bị vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh còn hoạt động được ở Triều Tiên.
Sức mạnh chính của lục quân Triều Tiên phụ thuộc vào 8.000 khẩu pháo, từ những loại pháo tự hành M-1978 Koksan 175mm cho đến ống phóng rocket đa nòng Type 63 do Trung Quốc sản xuất. Những vũ khí này luôn là nỗi khiếp sợ của bộ binh.
Trong khi đó, lực lượng phòng không Triều Tiên chỉ bao gồm vài chục hệ thống tên lửa đất đối không S-125 Pechora (SA-3), tổ hợp S-75 Dvina (SA-2), tổ hợp S-200 cùng 75 đạn đánh chặn.
Bên cạnh hệ thống KN-06 được cho là bản sao chép S-300 nhưng kém xa về tính năng, Bình Nhưỡng vẫn còn duy trì cả hệ thống S-25 Berkut vốn đã bị các quốc gia trên thế giới loại bỏ từ lâu.
Pháo tự hành M-1978 KOKSAN của Triều Tiên được trưng bày ở tỉnh Anbar, Iraq.
Theo các nhà phân tích, khả năng Mỹ đổ quân ồ ạt vào Triều Tiên là rất khó xảy ra. Vấn đề không phải chất lượng kho vũ khí Triều Tiên mà số lượng áp đảo sẽ khiến bộ binh Mỹ gặp không ít khó khăn.
Nước Mỹ từng dấn thân vào cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950, và chắc chắn Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn lịch sử lặp lại.
Hải quân
Hải quân Triều Tiên sẽ tung ra 50 tàu ngầm diesel, trong trường hợp Mỹ tấn công. Các tàu ngầm Sang-O tuy có khả năng chiến đấu hiệu quả, nhưng lại tạo ra tiếng ồn lớn, trở thành mục tiêu dễ dàng của các vũ khí săn ngầm Mỹ.
Tàu chiến duy nhất có thể tạo ra mối đe dọa cho hạm đội Mỹ là khinh hạm lớp Krivak. Có tin đồn Nga chuyển giao cho Triều Tiên tàu chiến này trong giai đoạn năm 1995, nhưng không rõ liệu con tàu còn hoạt động hay không.
Khinh hạm lớp Krivak có thể mang theo tên lửa chống ngầm SS-N-14 Silex và tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko. Nhưng có rất ít khả năng các tàu chiến Triều Tiên được trang bị vũ khí toàn diện.
Không quân
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thị sát đơn vị tiêm kích MiG-29.
Không quân Triều Tiên là một trong binh chủng được đầu tư và cải tiến nhất. Bình Nhưỡng nắm trong tay gần 40 tiêm kích MiG-29 và hơn 100 máy bay chiến đấu MiG-23.
Đối đầu với các máy bay Super Hornets của Mỹ, Triều Tiên ít nhiều có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Thậm chí, một nửa số chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson có thể không có cơ hội quay trở về.
Triều Tiên cũng sở hữu 50 trực thăng tấn công Mi-24, chuyên dùng để chống lại bộ binh và xe thiết giáp đối phương. Về khả năng oanh tạc, Triều Tiên có một lượng lớn máy bay ném bom tầm trung Il-28.
Mẫu máy bay xuất hiện từ năm 1948 này đã lỗi thời nhưng vẫn có thể tung ra đòn tấn công mạnh mẽ, nếu tiếp cận được mục tiêu để thả hơn 3 tấn bom.
Lực lượng tên lửa chiến lược
Đây chính là lực lượng mạnh mẽ nhất của Triều Tiên, khiến cường quốc như Mỹ phải dè chừng. Nhưng riều Tiên có thể sử dụng lực lượng này hiệu quả trên chiến trường hay không là điều cần phải kiểm chứng.
Triều Tiên hiện có trong tay 600 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6. Trong khi đó, Mỹ đặc biệt quan tâm đến tên lửa tầm trung Rodong-1, phiên bản nâng cấp từ Scud của Nga.
Triều Tiên phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung ra biển Nhật Bản hồi tháng trước.
Bình Nhưỡng nói có 200 tên lửa loại này nhưng con số thực tế chỉ khoảng 50. Các tên lửa hiện đại hơn như Pukguksong-1 chỉ mới được thử nghiệm và có thể chưa sẵn sàng chiến đấu.
Nếu Triều Tiên kịp thời gắn đầu đạn hạt nhân lên các tên lửa đạn đạo, sức mạnh của lực lượng tên lửa chiến lược sẽ gia tăng đáng kể, đe dọa nghiêm trọng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các binh sĩ Mỹ đồn trú tại đây.
Liệu tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson có thể đạt được điều gì ở bán đảo Triều Tiên vẫn là dấu hỏi lớn.
Lịch sử cho thấy, Triều Tiên sẽ không liều lĩnh khi tàu sân bay Mỹ đang hiện diện ngoài khơi. Nhưng cũng có khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un muốn phô trương sức mạnh, buộc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hành động.
Tình hình trở nên phức tạp bởi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang theo đuổi chính sách cứng rắn, đặc biệt sau vụ nã 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria.
Diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể đẩy hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc vào một cuộc xung đột quân...