Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao?

Tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà Triều Tiên mới công bố, tạo ra mối đe dọa thường trực đối với Mỹ và các đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao? - 1

Tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có thể trang bị đầu đạn hạt nhân, tầm bắn vươn đến Mỹ.

Theo Dally Caller, Triều Tiên đã công bố loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-1 (KN-11) và phiên bản phóng từ mặt đất Pukguksong-2 (KN-15) trong cuộc duyệt binh ngày 15.4.

Nước này đã phóng thử thành công KN-11 vào cuối tháng 8.2016 và KN-15 là vào tháng 2.2017. Cả 2 loại tên lửa đạn đạo mới đều sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Mặc dù năng lực phóng tên lửa của Triều Tiên chưa được kiểm chứng nhưng theo giới chuyên gia, việc Bình Nhưỡng hoàn thiện khả năng phóng tên lửa tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân chỉ còn là vấn đề thời gian.

Các hệ thống phòng thủ chiến lược của Mỹ và đồng minh Đông Á đã vào vị trí, nhưng chiến tranh luôn tràn ngập những yếu tố bất định. “Mọi người nghĩ hệ thống phòng thủ tên lửa là cây đũa thần. Thực tế không phải như vậy”, Jeffrey Lewis, chuyên gia về vũ khí nói trên Daily Caller.

Tấn công phủ đầu ngay lập tức

Trong bối cảnh mối đe dọa từ chương trình phát triển tên lửa, vũ khí hạt nhân Triều Tiên ngày càng gia tăng, quân đội Mỹ và các đồng minh ở Đông Á luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng phản ứng.

Ở giai đoạn đầu tiên, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch tấn công phủ đầu nếu như phát hiện dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sắp giáng đòn hạt nhân. Kế hoạch phản ứng chung Mỹ-Hàn được nêu rõ trong các chiến dịch OPLAN 5015 (tấn công phủ đầu cơ sở hạt nhân, vũ khí của Triều Tiên), OPLAN 5029 (nội bộ bất ổn ở Triều Tiên) và OPLAN 5027 (chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện).

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao? - 2

Phương Tây "đứng ngồi không yên" trước loại tên lửa đạn đạo Triều Tiên mới công bố.

Mike Mullen, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ từng đề cập đến việc các chiến đấu cơ Mỹ-Hàn “không kích, phá hủy các bệ phóng tên lửa”, nếu Triều Tiên sắp phóng tên lửa hạt nhân.

Mỹ và Hàn Quốc thực tế thường xuyên diễn tập cho kịch bản này. Cụ thể, trong các cuộc tập trận gần đây, quân đội Mỹ-Hàn đã diễn tập khả năng phát hiện, gây gián đoạn, phá hủy và phòng thủ trước đợt tấn công hạt nhân từ Triều Tiên.

Vấn đề đáng lo ngại là khả năng Triều Tiên đưa các tên lửa tầm xa lên bệ phóng di động, phân tán khắp mọi khu vực trên đất nước. Triều Tiên cũng bắt đầu chế tạo tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, giảm tối đa thời gian cần thiết để tên lửa sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Triều Tiên cũng sẽ khiến Mỹ và đồng minh “khó ăn nói” trên bàn ngoại giao, đe dọa dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện.

“Giăng lưới” phòng thủ tên lửa

Nếu như tên lửa hạt nhân Triều Tiên cất cánh, Mỹ và đồng minh cũng đã có kế hoạch đối phó tương ứng. Hàn Quốc và Nhật Bản dựa vào hệ thống phòng thủ tên lửa để chống đỡ trước đòn tấn công từ Triều Tiên.

Ở giai đoạn hai, các hệ thống phòng thủ tên lửa như KAMD của Hàn Quốc sẽ phát huy khả năng đánh chặn. Mỹ cũng tăng cường năng lực phòng không cho đồng minh bằng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao? - 3

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11 lần đầu tiên xuất hiện trong lễ duyệt binh ngày 15.4.

Radar AN/TYP-2 của hệ thống THAAD có 2 chức năng, mở rộng tầm giám sát lên tới hàng trăm km để phát hiện tên lửa Triều Tiên ngay trước khi phóng, hoặc đánh chặn tên lửa ở giai đoạn cuối.

Hiện tại, trước phản ứng của Trung Quốc, Mỹ mới chỉ thiết lập THAAD ở chế độ phát hiện tên lửa trong giai đoạn cuối.

“THAAD tốt hơn tất cả các hệ thống tương tự nào khác mà Hàn Quốc sở hữu trong hàng thập kỷ qua”, Bruce Klingner, chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc và Nhật Bản nói.

Ngoài tổ hợp phòng thủ tên lửa mặt đất, Mỹ và các đồng minh còn giăng lưới phòng thủ trên biển do các tàu khu trục Aegis đảm nhiệm. Mỹ có thể tăng cường số tàu khu trục trong khu vực, trong khi Nhật Bản có 6 tàu và Hàn Quốc có 3 tàu.

Hệ thống phòng thủ của Aegis có thể theo dõi nhiều tên lửa đạn đạo đồng thời, đưa ra phương án đánh chặn phù hợp.

Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ nội địa Hàn Quốc không có chức năng phối hợp với hệ thống của đồng minh, làm suy yếu khả năng chống đỡ tên lửa Triều Tiên. Hàn Quốc cũng dễ bị tấn công nếu như Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM), ở vị trí không ai ngờ đến.

Trong khi đó, Nhật Bản lại có các tổ hợp Patriot, PAC-2 và PAC-3, tên lửa đánh chặn SM-3, đạt hiệu suất tin cậy hơn các hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc.

Nếu Triều Tiên nã tên lửa hạt nhân, Mỹ chống đỡ ra sao? - 4

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại mà Mỹ đưa đến Hàn Quốc.

Cuối cùng, Mỹ vẫn còn lưới phòng thủ tên lửa ở các căn cứ quân sự như Guam, Fort Greely ở Alaska và căn cứ không quân Vandenberg ở California.

Không phải "bất khả xâm phạm"

Tuy vậy, hệ thống phòng thủ tên lửa dù hiện đại đến đâu, vẫn có những nhược điểm. Ông Klingner nhận định, “có khả năng” tên lửa hạt nhân Triều Tiên vượt qua hệ thống phòng không đồng minh, đặc biệt là các hệ thống này chưa từng tham gia thực chiến.

“Hệ thống phòng thủ tên lửa giúp giảm bớt mối đe dọa, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn”, chuyên gia Lewis nói. Cách hiểu đơn giản nhất là việc đánh chặn một viên đạn bằng một viên đạn khác, điều này không hề dễ dàng.

Theo các chuyên gia, Triều Tiên đang chuyển sang phương án phóng hàng loạt tên lửa đồng thời, áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ và đồng minh.

“Nhưng tin tốt là nếu đứng vững trước đợt tấn công đầu tiên, Mỹ sẽ phát hiện ra vị trí các xe phóng tên lửa Triều Tiên và nã tên lửa Tomahawk một cách chính xác”, chuyên gia Joshua Pollack nhận định.

Ông Pollack nói thêm: “Tên lửa đạn đạo tỏa nhiệt lớn và dễ nhận biết ngay khi phóng, các vệ tinh quân sự nhờ vậy ngay lập tức phát hiện ra điều đáng ngờ và định vị cho tên lửa Tomahawk tấn công, trước khi các xe phóng Triều Tiên có cơ hội nạp đạn”.

Nếu Trump “dội bão lửa”, Triều Tiên chống đỡ ra sao?

Tàu sân bay hạt nhân USS Carl Vinson cùng hàng chục chiến đấu cơ, tàu chiến sẵn sàng nhận lệnh oanh tạc Triều Tiên, liệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Caller ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN