Nếu người đứng đối mặt, hổ dữ không dám tấn công?
Từ cách đây hàng thập kỷ, người Ấn Độ mỗi khi đi rừng đã đeo mặt nạ với phần mặt hướng ra phía sau đầu, như một cách răn đe hổ dữ. Có phải hổ dữ ngần ngại tấn công con người khi đối mặt? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách ấn vào nút màu xanh. Câu trả lời tham khảo sẽ có lúc 15h.
Theo tờ New York Times, năm 1989, những người dân Ấn Độ sống gần khu bảo tồn động vật hoang dã ở vùng Ganges Delta, nơi có cộng đồng hổ hoang dã sinh sống, đã nghĩ ra cách đeo mặt nạ với phần mặt hướng ra phía sau đầu.
Họ cho rằng hổ thường chỉ tấn công con mồi từ phía sau, nên làm cách này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị hổ dữ tấn công bất ngờ.
Dần dần, không chỉ dân vùng Ganges Delta mà người dân ở các khu vực khác ở Ấn Độ cùng đeo mặt nạ phía sau đầu mỗi khi vào rừng. Thủ thuật này dường như đã phát huy tác dụng.
“Trong 3 năm sau đó, không có một ai đeo mặt nạ bị hổ dữ tấn công ở vùng Ganges Delta”, Peter Jackson, chủ tịch nhóm chuyên gia về họ nhà mèo thuộc Liên minh Bảo tồn Thế giới, nói. “Có trường hợp hổ rình mò người đeo mặt nạ nhưng không tấn công”.
Người Ấn Độ đeo mặt nạ mỗi khi vào rừng có hổ dữ.
Ngược lại, 29 người không dùng thủ thuật này bị hổ dữ sát hại ở vùng Ganges Delta trong 18 tháng.
Jackson giải thích rằng, nhiều loài sử dụng kỹ thuật tương tự để đánh lừa những kẻ săn mồi. “Bướm, bọ cánh cứng, sâu bướm hình thành đôi cánh với hoa văn trông giống như đôi mắt to. Đó là một cách để răn đe”, Jackson nói.
Theo các chuyên gia, hổ dữ dù rất khỏe với móng vuốt sắc nhọn, dễ dàng giết chết bất cứ ai nếu chạm trán, nhưng chúng vẫn mang những đặc tính của họ nhà mèo.
Chúng rất thích rình mò, tấn công bất chợt con mồi để hạ gục một cách dễ dàng, thưởng thức chiến lợi phẩm mà không tốn quá nhiều sức lực.
Đặc biệt đối với những con mồi to lớn hơn hổ rất nhiều như trâu nước, nếu đòn tấn công không chuẩn xác, hổ rất dễ bị con mồi phản đòn, thậm chí dẫn đến bỏ mạng.
Đó là lý do hổ thường chỉ tấn công từ phía sau. Bởi phía sau cũng là thứ chúng thấy khi con mồi hoảng sợ bỏ chạy, chứng tỏ con mồi yếu đuối hơn chúng.
Khi một con hổ chưa từng gặp người bao giờ, nhìn thấy con người đứng bằng hai chân đối mặt với chúng, bản năng khiến chúng phải dè chừng.
Trong thực tế, vào năm 2013, Yashonandan Kaushik, một sinh viên 23 tuổi ở Ấn Độ, được cho là đang say rượu, đã nhảy vào một vườn thú và đi thẳng đến chỗ 2 con hổ để "thách đấu" trong suốt 45 phút. Điều kỳ lạ là hai con hổ đều tỏ vẻ sợ hãi, thậm chí một con còn chạy vào chuồng để lẩn trốn. Kaushik thậm chí còn đến cửa hang ngó đầu vào bên trong để gọi nó ra ngoài.
Sinh viên Ấn Độ Yashonandan Kaushik đi thẳng đến chỗ nuôi nhốt 2 con hổ trong vườn thú.
Tuy nhiên, tuyệt đối không bao giờ nên làm như thanh niên trên vì con người luôn yếu hơn và hổ dữ có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tấn công người đối mặt với chúng. Đó là khi chúng rất đói hoặc cảm thấy bị đe dọa.
Những con hổ từng tấn công người cũng biết rằng, con người không phải đối thủ của chúng. Với những con hổ như vậy, lực lượng kiểm lâm Ấn Độ đều săn lùng và tiêu diệt hoặc buộc chúng phải sống trong môi trường nuôi nhốt.
Đúng vậy, khi mặt đối mặt Hổ cũng ngại tấn công con người
Khi đối mặt với hổ, đặc biệt là khi nhìn thẳng vào mắt nó, nó sẽ coi là một hành động khiêu khích, chúng sẽ tấn công. Biện pháp tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với chúng. Nếu có chạm mặt, phải cố gắng giữ bình tĩnh và không được bỏ chạy, tránh nhìn thẳng vào mắt hổ. Nếu con hổ tiến lại gần hơn thì đứng thẳng người, giang hai cánh tay thật rộng và lùi lại chậm rãi, đồng thời la hét thật to và tạo nhiều tiếng ồn để làm cho nó bối rối, dao động. Nếu con vật xông đến tấn công, quyết chiến với nó bằng bất cứ vật gì có trong tay là phương án cuối cùng để sống sót.
Phải
Hổ vẫn tấn công
Không
đúng
Đúng
hổ ngại khi tấn công trước mặt người
Đúng
Đấy là lý do mà Ấn độ có tỷ lệ người bị hổ tấn công nhiều
Nếu đã xác định đi rừng có nhiều thú nguy hiểm thì cũng phải đem theo các dụng cụ phòng vệ, nếu không đảm bảo đủ an toàn thì đừng đi. Đối mặt hay không đối mặt thì nếu con hổ đang đói nó cũng sẽ nhai bạn thôi.
Phải
Hổ thường có tập tính rình mồi, tuy nhiên là tập trung vào con mồi chứ không phải ngại đối mặt. Vì vậy Hổ vẫn tấn công
Hổ chỉ sợ lửa, không sợ đối mặt
Nó vẫn chén bình thường
Đúng
VẪN TẤN CÔNG
sai
Sau tất cả, nếu bị một động vật bất kỳ tấn công, hãy giơ 1 cay không thuận cho nó cắn, và tay còn lại cần nhắm vào 2 mắt của nó để tấn công lại. Đó là cách hiệu quả nhất.
trèo lên cây.
Tùy tâm trạng của con hổ lúc đó
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Kĩ năng sinh tồn trước những loài động vật nguy hiểm ngoài tự nhiên là điều rất cần thiết với mỗi người, phòng trường...