Nếu Nga tấn công Ukraine, châu Âu trở thành mục tiêu tiếp theo?

Một quan chức tình báo phương Tây cảnh báo rằng nếu Nga quyết định tấn công Ukraine, một cuộc xung đột có thể lan rộng tới các quốc gia châu Âu.

Quân đội Ukraine đã mạnh hơn nhiều so với năm 2014 nhưng vẫn không đủ sức chống lại đợt tấn công quy mô của Nga.

Quân đội Ukraine đã mạnh hơn nhiều so với năm 2014 nhưng vẫn không đủ sức chống lại đợt tấn công quy mô của Nga.

Trả lời các phóng viên, bao gồm đài BBC, quan chức tình báo giấu tên nói: “Không thể làm ngơ. Nếu Nga phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine với bất kì hình thức nào, điều tương tự cũng có thể xảy đến với các nước thành viên NATO”.

NATO là liên minh quân sự gồm 30 quốc gia thành viên, bao gồm các nước châu Âu và Mỹ. Toàn khối NATO có trách nhiệm phòng thủ chung nếu một nước trong liên minh bị tấn công.

“Nghĩ rằng cuộc xung đột chỉ giới hạn trong một quốc gia là điều ngu ngốc”, quan chức này nhấn mạnh.

Trước đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, Đô đốc Tony Radakin, cũng bày tỏ quan điểm tương tự. “Một cuộc tấn công toàn diện của Nga nhằm vào Ukraine có thể có quy mô lớn chưa từng thấy ở châu Âu kể từ Thế chiến 2”, ông Radakin nói.

Đô đốc Anh mô tả việc Nga tập trung hàng trăm ngàn quân và hàng ngàn khí tài quân sự ở biên giới Nga là dấu hiệu “rất đáng lo ngại”.

Bất chấp cảnh báo và lời đe dọa trừng phạt của Mỹ và NATO, Nga vẫn chưa có dấu hiệu rút quân ở biên giới Ukraine.

Tình báo Mỹ ước tính Nga có 175.000 quân tập kết ở biên giới Ukraine, bao gồm khoảng 90.000 quân chính quy, phần còn lại là lực lượng dự bị.

Hai vùng ly khai miền đông Ukraine được Nga hậu thuẫn.

Hai vùng ly khai miền đông Ukraine được Nga hậu thuẫn.

Lực lượng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng vẫn còn thiếu một số thành phần chủ chốt như lực lượng hỗ trợ hậu cần, kho đạn dược, bệnh viện dã chiến và ngân hàng máu.

Nếu Nga tấn công, quan chức tình báo phương Tây dự đoán sẽ có một lượng lớn người tị nạn đổ dồn sang Tây Âu. “Mức độ hủy diệt ở Ukraine có thể rất lớn, sẽ có một lượng lớn người tị nạn và thương vong ở mức cao”, quan chức giấu tên cho biết.

Kể từ khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine bùng phát năm 2014, ước tính đã có 14.000 người thiệt mạng và 1,4 triệu người phải sơ tán.

Quan chức phương Tây nói Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự nhằm vào các quốc gia thành viên NATO, bao gồm tấn công mạng, tấn công ủy nhiệm hay thậm chí là tấn công trực tiếp.

“Xung đột có thể lan rộng tới các nước châu Âu, hệ quả của nó  vì vậy cũng được mở rộng”, quan chức này cho biết.

Ở thời điểm hiện tại, Mỹ và NATO thể hiện rõ lập trường muốn đàm phán với Nga. Moscow để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp với NATO, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Nhưng Nga cũng nêu rõ lằn ranh đỏ, rằng NATO phải chấm dứt các hoạt động quân sự sát biên giới Nga và Ukraine không được phép gia nhập NATO.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Tướng Nga tuyên bố vũ khí hạt nhân ”sẵn sàng chiến đấu”

Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, gần đây cảnh báo các bệ phóng tên lửa hạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BBC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN