NATO tiết lộ kế hoạch "chia sẻ hạt nhân" giữa các thành viên

Trên các chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, bom hạt nhân sẽ được "chia sẻ" với hầu hết các đồng minh của khối ở châu Âu, NATO tiết lộ.

Vũ khí hạt nhân được phổ biến ở châu Âu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh (ảnh: MT)

Vũ khí hạt nhân được phổ biến ở châu Âu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh (ảnh: MT)

Dẫn lời giám đốc chính sách hạt nhân của NATO, RT hôm 15.4 cho biết, NATO đã lên kế hoạch cập nhật chương trình “chia sẻ hạt nhân” của Mỹ đối với hầu hết các đồng minh ở châu Âu có kế hoạch mua chiến đấu cơ F-35.

“Chúng tôi đang xúc tiến quá trình hiện đại hóa F-35 và đưa loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 này vào các cuộc tập trận, huấn luyện chung. Cuối thập kỷ này, gần như tất cả các nước đồng minh sẽ được trang bị F-35”, Jessica Cox, Giám đốc về chính sách hạt nhân của NATO, phát biểu trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Trung tâm Răn đe Liên minh Vũ khí Hạt nhân Tiên tiến (ANWA DC).

“Chia sẻ hạt nhân” là khái niệm trong chính sách răn đe hạt nhân của NATO, liên quan đến việc các nước thành viên không có vũ khí hạt nhân có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của khối. Các nước tham gia kế hoạch “chia sẻ hạt nhân” được yêu cầu có chính sách chung với NATO về vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phải có máy bay đủ khả năng mang vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, theo RT.

Tháng trước, Đức đã tuyên bố sẽ thay thế các máy bay chiến đấu dòng Tornado thành F-35. Đức cam kết mua thêm gần 40 chiếc F-35 của Mỹ và cho biết, kế hoạch “chia sẻ hạt nhân” là nguyên nhân của quyết định này. Ngoài Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang sở hữu khoảng 150 vũ khí hạt nhân của Mỹ, chủ yếu là bom B-61. Nguyên nhân bom B-61 xuất hiện ở châu Âu là do kế hoạch “chia sẻ hạt nhân” của NATO.

Hồi đầu tháng 2, Phần Lan – quốc gia đang có ý định gia nhập NATO – cũng tuyên bố mua 60 chiếc F-35 của Mỹ.

Theo bà Jessica Cox, các nước đồng minh của NATO đang sở hữu F-35 như Ba Lan, Đan Mạch và Na Uy có thể được khối quân sự này yêu cầu hỗ trợ kế hoạch “chia sẻ hạt nhân” trong tương lai.

Mỹ lần đầu tiên triển khai bom hạt nhân của mình ở châu Âu vào những năm 1960. Tháng 12.2021, Nga đã yêu cầu Mỹ và NATO kết thúc chương trình này nhưng không được chấp nhận.

F-35 ban đầu được đề xuất thiết kế để trở thành dòng máy bay chiến đấu tiết kiệm chi phí cho không quân Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí phát triển F-35 đã bị đẩy lên hơn 1.700 tỷ USD và được đánh giá là chương trình vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Vì sao Mỹ nâng cấp hỏa lực cho Ukraine?

Lần đầu tiên kể từ khi Nga tấn công Ukraine, Washington cung cấp cho Kiev những vũ khí hạng nặng từng bị một vài quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden xem là rủi ro làm leo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN