NATO sai lầm khi đánh giá về Nga?

NATO đã đánh giá thấp một cách đáng kể năng lực hậu cần và duy trì lực lượng chiến đấu của Nga, một tướng quân đội nước thành viên trong liên minh nhận định.

Lực lượng lính dù Nga diễn tập duyệt binh hôm 18/4/2022.

Lực lượng lính dù Nga diễn tập duyệt binh hôm 18/4/2022.

Tướng Martin Herem, Tư lệnh quân đội Estonia gần đây nói trên tờ Bloomberg rằng, NATO đã phải đánh giá lại năng lực quân sự Nga dựa trên các thông tin tình báo mới. Estonia là quốc gia vùng Baltic, gia nhập NATO năm 2004.

Khác với các dự đoán trước đây, Nga giờ đây có thể sản xuất hàng triệu quả đạn pháo mỗi ngày và tuyển thêm hàng trăm ngàn tân binh, tướng Herem nói.

"NATO từng nghĩ rằng Nga không thể đạt được năng lực đó. Ngày hôm nay, thực tế đã chứng minh cho chúng tôi điều ngược lại", tướng Herem nói với tờ Bloomberg. "Nga thậm chí có thể sản xuất đạn nhiều hơn nữa".

Tháng 7/2023, Đô đốc Tony Radakin, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Anh, nhận định "Nga cùng lắm có thể sản xuất 1 triệu quả đạn pháo/năm". Bộ Quốc phòng Anh đánh giá, Nga có thể cần 10 năm để phục hồi sau xung đột ở Ukraine.

Nhưng trong vài tháng qua, những quan điểm đó đã thay đổi. Các quan chức, tư lệnh NATO và giới phân tích phương Tây bắt đầu cảnh báo việc Nga tăng cường năng lực quân sự.

Những đánh giá khác cho thấy Nga có thể sản xuất 2 triệu quả đạn pháo/năm hoặc nhiều hơn. Tướng lục quân Mỹ Christopher Cavoli, Tư lệnh của Bộ Chỉ huy các chiến dịch của NATO nói bất chấp tổn thất, lục quân Nga có quy mô còn lớn hơn so với trước xung đột ở Ukraine.

Truyền thông Nga từng đưa tin, Moscow đã có những bước chuyển đổi từ rất sớm để tăng cường sản xuất quốc phòng, kết quả là số lượng vũ khí Nga sản xuất trong năm 2023 đã tăng vọt. Nga là quốc gia lớn hơn nhiều so với Ukraine nên không gặp phải các vấn đề trong việc tuyển thêm tân binh như Kiev.

Trong khi đó, cho đến cuối tháng 1/2024, Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng trong việc duyệt chi ngân sách bổ sung cho Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) nhiều khả năng sẽ không sản xuất đủ 1 triệu quả đạn pháo để cung cấp cho Ukraine trước thời hạn chót vào tháng 3/2024.

Kết quả là Ukraine đã phải giảm bớt các hoạt động quân sự trên toàn tiền tuyến, tập trung cho các nỗ lực phòng thủ. Ukraine đã đề ra kế hoạch tăng cường sản xuất quốc phòng và được Mỹ, phương Tây hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Nhưng Nga cũng đã đáp trả bằng cách liên tục tập kích các cơ sở sản xuất vũ khí ở Ukraine.

Hôm 23/1, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói cuộc xung đột ở Ukraine đã biến thành "cuộc chiến tiêu hao đạn dược". Ông Stoltenbergkêu gọi các đồng minh phương Tây nỗ lực hơn nữa nhằm bù đắp sự thiếu hụt vũ khí của Ukraine.

Nếu Ukraine gặp khó khăn, suy yếu vì thiếu vũ khí thì đây sẽ là cơ hội để Nga mở rộng xung đột vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo các đồng minh, ám chỉ cuộc xung đột giữa Nga và NATO.

Sự cố máy bay vận tải quân sự Nga chở tù binh Ukraine bị bắn rơi trên đường đến khu vực trao đổi khiến các nỗ lực tương tự trong tương lai gặp khó khăn, đồng thời cho thấy nguy cơ tính toán sai lầm của các bên xung đột, trong bối cảnh chiến sự chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN