NATO chia rẽ về hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Một số thành viên liên minh quân sự NATO bày tỏ lo ngại rằng gửi chiến đấu cơ và xe tăng cho Ukraine sẽ “đổ thêm dầu vào lửa”. Nhiều thành viên cũng có quan điểm trái ngược về vấn đề đàm phán trực tiếp với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thời gian qua đã nhiều lần điện đàm với ông Putin.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thời gian qua đã nhiều lần điện đàm với ông Putin.

Theo Bloomberg, một số thành viên NATO không đồng ý vũ trang quá mạnh mẽ cho Ukraine, lo ngại về khả năng NATO xung đột trực tiếp với Nga, cũng như nguy cơ Moscow sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Một quan chức Pháp phát biểu trong cuộc họp của liên minh, rằng gửi xe tăng và máy bay cho Ukraine là “đổ thêm dầu vào lửa”.

Ngược lại, Anh, các quốc gia vùng Baltic và hầu hết các nước Đông Âu muốn vũ trang mạnh mẽ hơn cho Ukraine, đặc biệt là hỗ trợ Kiev về năng lực phòng không.

NATO hiện chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ Ukraine các vũ khí cầm tay như súng máy, lựu đạn, tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không vác vai, đạn dược và áo giáp.

Một vấn đề khác mà NATO mâu thuẫn là việc có nên tiếp tục đối thoại trực tiếp với Nga hay không. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự.

Một số thành viên NATO cho rằng, các nỗ lực này chỉ “phản tác dụng và tạo thời cơ cho Nga”, theo Bloomberg, Anh, Ba Lan và nhiều quốc gia Trung và Đông Âu nghi ngờ về việc Nga thực sự mong muốn giải pháp hòa bình. Số khác không chấp nhận một thỏa thuận với Nga nếu Moscow không rút toàn bộ binh sĩ khỏi Ukraine.

Trong cuộc họp của liên minh, Thủ tướng Đức Scholz cảnh báo các nước thành viên NATO không nên xóa bỏ Đạo luật sáng lập về quan hệ hợp tác và an ninh. Đạo luật do NATO ký với Nga năm 1997.

Đạo luật nêu rõ rằng Nga và NATO không coi nhau là đối thủ, cùng xây dựng một nền hòa bình lâu dài và toàn diện.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga ra tuyên bố quan trọng sau bước đầu đàm phán với Ukraine

Nga nói sẽ giảm đáng kể chiến dịch quân sự gần thủ đô Kiev của Ukraine và Chernihiv, sau khi phái đoàn đàm phán của hai bên gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về giải pháp chấm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN