NATO bật đèn xanh cho Ukraine vượt "lằn ranh đỏ" của Nga?

Tổng thư ký NATO nói rằng Ukraine có quyền sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tự vệ, bao gồm cả việc tấn công các mục tiêu quân sự ở lãnh thổ Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: Reuters

Newsweek ngày 22/2 đưa tin, trong một buổi phỏng vấn gần đây trên Radio Liberty, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "Hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine vi phạm luật pháp quốc tế. Và theo luật pháp quốc tế, Ukraine có quyền tự vệ. Quyền đó bao gồm cả việc tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp và các mục tiêu quân sự Nga ngoài lãnh thổ Ukraine".

Một quan chức NATO ngày 22/2 xác nhận với Financial Times, ông Stoltenberg muốn nói rằng quyền tự vệ của Kiev bao gồm cả việc tấn công các mục tiêu quân sự của Nga bên ngoài lãnh thổ Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhiều lần cảnh báo Ukraine không nên sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, cho rằng làm như vậy có thể gây nguy cơ leo thang xung đột. Tháng 4/2022, khi cho rằng Anh có ý định thúc đẩy Ukraine tấn công các mục tiêu quân sự "hợp pháp" trên lãnh thổ Nga, Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo: "Nếu những hành động như vậy xảy ra, chúng tôi sẽ có phản ứng ngay lập tức. Như đã cảnh báo, quân đội Nga luôn sẵn sàng 24/7 để thực hiện tấn công đáp trả bằng vũ khí thông minh tầm xa, nhằm vào các trung tâm ra quyết định ở Kiev".

Theo Newsweek, ban đầu, "lằn ranh đỏ" của ông Putin khiến các đồng minh của Ukraine như Mỹ ngừng cung cấp vũ khí tầm xa, có khả năng tấn công vào lãnh thổ Nga cho Kiev. Tuy nhiên, sau đó, một số nước đồng minh  NATO đã cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí như vậy.

Tháng trước, ông Putin thông báo, các nhà điều tra Nga đã phát hiện hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất có liên quan đến vụ bắn rơi một máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76 của Nga đang bay trên không phận nước này.

Các quan chức Nga cho biết, toàn bộ 65 tù binh Ukraine trên máy bay đều thiệt mạng cùng một số người giám sát là người Nga và phi hành đoàn. Ukraine không phủ nhận và cũng không nhận trách nhiệm về vụ việc.

Cũng trong cuộc phỏng vấn của Radio Liberty, Tổng thư ký NATO lưu ý, mỗi nước thành viên NATO tự quyết định "liệu họ có cần phải dè dặt về vũ khí cung cấp cho Ukraine hay không" sau lời cảnh báo của ông Putin. 

Ông Stoltenberg cũng nói về thế khó trong việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 của phương Tây cho Ukraine, nói "không thể biết chính xác thời điểm nào" sẽ bàn giao loại chiến đấu cơ này cho Kiev.

"Các nước phương Tây đều muốn chiến đấu cơ F-16 có mặt ở Ukraine càng sớm càng tốt", ông Stoltenberg nói. "Chiến đấu cơ này sẽ hiệu quả hơn nếu Ukraine có nhiều hơn các phi công được đào tạo bài bản. Và không chỉ có vấn đề phi công, mà còn cả việc bảo trì, nhân sự và các hệ thống hỗ trợ khác".

Các chương trình huấn luyện phi công lái F-16 cho Ukraine đang được triển khai ở Mỹ, Anh, Đan Mạch và Romania.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc, NATO phần lớn vẫn duy trì sự đoàn kết để đối phó Moscow, nhưng vẫn có những vết gợn chia rẽ mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN