NASA và Trung Quốc chạy đua đưa lò phản ứng hạt nhân lên Mặt trăng
Trung Quốc đã khởi động việc thiết kế lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng, NASA cũng đang thiết kế một nhà máy điện hạt nhân trên Mặt trăng, cuộc chạy ráo riết diễn ra.
Từ năm 2019, Trung Quốc đã khởi động thiết kế lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng bằng nguồn ngân sách từ chính phủ trung ương.
Lò phản ứng hạt nhân Mặt trăng của Trung Quốc được mô tả là có khả năng tạo ra 1 megawatt điện, mạnh gấp 100 lần so với thiết bị tương tự mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dự định đưa lên Mặt trăng vào năm 2030, theo nhật báo SCMP.
Trong khi đó, theo trang tin Live Science, NASA và Bộ Năng lượng Mỹ yêu cầu thiết kế nhà máy điện hạt nhân trên Mặt trăng chỉ tạo ra công suất 40 kilowatt.
Ông Jim Reuter, phó giám đốc Ban chỉ đạo nhiệm vụ công nghệ vũ trụ của NASA, chia sẻ: Lò phản ứng sẽ được xây dựng trên Trái đất và sau đó đưa lên Mặt trăng. Kế hoạch cho hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu uranium, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát lò và hệ thống phân phối cung cấp ít nhất 40 kilowatt điện liên tục trong 10 năm ở môi trường Mặt trăng, thông tin từ trang tin Phys.org cho biết.
Mỹ và Trung Quốc chạy đua để đưa lò phản ứng hạt nhân lên Mặt Trăng. Ảnh: The Hill
Được biết trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để đẩy nhanh việc ứng dụng năng lượng hạt nhân vào các chương trình không gian vì mục đích quân sự và dân sự.
Bằng cách sử dụng năng lượng hạt nhân, cả NASA và Trung Quốc đều nhận ra rằng cần phải có một lượng lớn năng lượng để hoạt động trong không gian.
Các hệ thống giữ cho các phi hành gia sống sót và giúp các thí nghiệm của họ hoạt động thì đòi hỏi phải có nguồn điện ổn định. Chưa kể hàng loạt dự án thương mại của các tàu vũ trụ. Năng lượng hạt nhân là chìa khóa để mở ra không gian, phục vụ cho nhiều loại hoạt động của con người, khám phá khoa học và phát triển thương mại.
Trang tin The Hill cho biết NASA cũng đang nghiên cứu năng lượng hạt nhân cho các tàu vũ trụ, đặc biệt là những tàu có hành trình đến sao Hỏa và các điểm xa hơn.
NASA cũng xem xét lại việc thiết kế tên lửa hạt nhân của chương trình Động cơ hạt nhân cho các ứng dụng phương tiện tên lửa (NERVA) vào những năm 1960.
NERVA kết thúc khi có thông tin NASA sẽ không sớm đưa con người lên sao Hỏa. Bây giờ sao Hỏa đã trở lại trong chương trình nghị sự của Mỹ, các tên lửa hạt nhân phục vụ tàu vũ trụ cũng đã quay trở lại.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của một mặt trăng Sao Mộc, nơi NASA từng...
Nguồn: [Link nguồn]