NASA: "Pháo hoa" rực sáng giữa vật thể đang lao vào dải Ngân Hà
Trong bức ảnh NASA vừa công bố dịp năm mới, một cụm "pháo hoa" đang bùng nổ giữa vệ tinh đồng thời là "kẻ tấn công tương lai" của Ngân Hà: Đám mây Magellan Lớn.
Theo NASA, bức ảnh được chụp bởi camera JPL của kính viễn vọng không gian "kỳ cựu" Hubble, cho thấy giữa vật thể đang lao thẳng về phía Ngân Hà xuất hiện thứ giống như vụ nổ, đang bung tỏa những sợi tơ ánh sáng mỏng manh đi khắp mọi hướng.
Cụm "pháo hoa" giữa Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà vệ tinh của Ngân Hà - Ảnh: NASA
Cụm "pháo hoa" bí ẩn được xác định là một siêu tân tinh, tức vụ nổ sao, đánh dấu cái chết của một thiên thể.
Trong khi đó nơi vụ nổ diễn ra là Đám mây Magenllan Lớn, thiên hà vệ tinh của thiên hà chứa Trái Đất mang tên Milky Way. Milky Way còn có cái tên Việt quen thuộc là Ngân Hà.
Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ. Tuy nhiên, do vị trí Trái Đất nằm ngay rìa "đĩa ánh sáng" nên từ địa cầu mọi người nhìn phần còn lại của thiên hà như một dải sáng vắt ngang trời. Vì vậy, nó thường được gọi là "dải Ngân Hà".
Bên cạnh nó, đám mây Magellan Lớn và đám mây Magellan Nhỏ là các thiên hà vệ tinh quen thuộc. Chúng đều là thiên hà lùn cỡ nhỏ hơn.
Dự kiến trong khoảng 2 tỉ năm tới, đám mây Magenllan Lớn - vốn đang tăng tốc lao thẳng về phía Ngân Hà - sẽ va chạm.
Vụ va chạm dự kiến có thể hất văng Trái Đất khỏi "vùng sự sống" của hệ Mặt Trời cũng như tác động đến một số hệ sao khác.
Với kích cỡ của hai thiên hà, đám mây Magellan Lớn gần như chắc chắn là kẻ bị nuốt chửng.
Thật ra trong quá khứ Ngân Hà của chúng ta - một thiên hà tầm cỡ "quái vật" - được cho là đã nuốt khoảng trên dưới 20 thiên hà khác.
Tuy khốc liệt nhưng dạng sự kiện này cũng kích hoạt hình thành sao mạnh mẽ, điều có thể là tiền đề cho việc khai sinh các "bản sao Trái Đất" có sự sống khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Một loạt các hợp chất có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tạo ra sự sống cổ đại trên Trái Đất vừa được tìm thấy ở một thế giới ngoài hành tinh.