Năm hệ thống pháo phản lực nguy hiểm nhất thế giới
Các hệ thống PHL-16 của Trung Quốc, KN-25 và KN-09 của Triều Tiên, 9A53-S Tornado-S của Nga và M270 với ER GMLRS của Mỹ được đánh giá là những loại pháo phản lực nguy hiểm nhất hiện nay, theo trang Military Watch.
PHL-16 - Trung Quốc
Đi vào hoạt động từ năm 2019, PHL-16 đã đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực hệ thống pháo phản lực với khả năng triển khai các tên lửa cỡ lớn 750mm, 370mm và 300mm, cung cấp tầm bắn tối đa 500km. Các hệ thống này triển khai từ các bệ phóng di động bánh lốp 8x8, tạo thành các tổ hợp gồm sáu bệ phóng và một số phương tiện nạp đạn.
Được giám đốc khu vực châu Á tại Cơ quan Ưu tiên Quốc phòng Mỹ Lyle Goldstein gọi là “nhân tố thay đổi cuộc chơi”, PHL-16 được kỳ vọng sẽ đặc biệt hữu ích trong các cuộc xung đột tiềm tàng trên eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên, và các vùng biên giới tranh chấp với Ấn Độ.
Hệ thống này đặt toàn bộ Đài Loan (Trung Quốc) trong phạm vi giao tranh từ các vị trí trên đất liền, cung cấp một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho việc bắn phá các mục tiêu so với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình, và từ lãnh thổ Trung Quốc cũng có thể tấn công các mục tiêu trong khu phi quân sự liên Triều.
Các phương tiện PHL-16 tham gia lễ duyệt binh tại Trung Quốc. Ảnh: Military Watch.
KN-25 - Triều Tiên
KN-25 đã củng cố vị thế dẫn đầu lâu dài của Triều Tiên trước các đối thủ tiềm tàng về khả năng pháo phản lực, với tầm bắn 400km cho phép bắn phá các mục tiêu trên khắp Hàn Quốc. Tầm bắn của nó xa hơn nhiều so với các tên lửa đạn đạo như Hwasong-5 và KN-02.
Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2020 coi phương tiện này như một hệ thống “xóa mờ ranh giới giữa tên lửa và pháo phản lực” thể hiện “hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, và cấu trúc khí động học”.
Tổ hợp KN-25 trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh: KCNA
KN-09 - Triều Tiên
Có thể được phiên chế vào khoảng năm 2014, KN-09 của Triều Tiên đã giữ danh hiệu hệ thống pháo phản lực tầm xa nhất thế giới trong nửa thập kỷ, với thông tin tình báo của Hàn Quốc cho biết khả năng tấn công mục tiêu cách xa 200 km - nhiều hơn gấp đôi so với các hệ thống cạnh tranh của Hàn Quốc và Mỹ.
Các loại đạn 300mm của KN-09 được phóng từ các bệ phóng 6x6, mỗi bệ mang 12 quả rốc-két.
Pháo phản lực KN-09 khai hỏa. Ảnh: KCNA.
9A53-S Tornado-S – Nga
Được phê duyệt phiên chế năm 2016 và được đặt hàng cho quân đội Nga 3 năm sau đó, hệ thống 9A53-S Tornado-S có thể đã góp mặt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Dù chỉ có tầm bắn 120km, nhưng loại đạn mới cho hệ thống có tầm bắn 200km đã bắt đầu được thử nghiệm và trở thành loại đạn pháo đầu tiên bên ngoài Trung Quốc hoặc Triều Tiên có tầm bắn như vậy.
Pháo phản lực của Nga được đánh giá cao về khả năng triển khai một loạt loại đạn, bao gồm đạn phân mảnh, chùm, HEAT và đáng chú ý nhất là nhiệt áp - loại đạn có hiệu quả cao trong việc vô hiệu hóa các vị trí kiên cố.
Tổ hợp pháo binh tên lửa 9A53-S Tornado-S của Nga. Ảnh: Izvestia.
M270 với tên lửa dẫn đường phóng hàng loạt (ER GMLRS) – Mỹ
Hệ thống pháo tên lửa M270 thời Chiến tranh Lạnh hiện phục vụ trong Quân đội Mỹ từng bị đánh giá thấp vì phạm vi tác chiến rất hạn chế, nhưng được cải tiến với một loại đạn mới.
ER GMLRS bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 3/2021 và dự kiến có tầm bắn lên tới 150 km. Tên lửa sử dụng động cơ lớn hơn, dựa trên sự dẫn đường từ đuôi và có khung thân được thiết kế mới, với việc sản xuất dự kiến bắt đầu năm 2023.
Tuy nhiên, vụ phóng ER GMLRS vào tháng 3/2021 của Lục quân Mỹ chỉ đạt cự li 80 km, cách rất xa so với mục tiêu 150 km. Do đó, ER GMLRS vẫn sẽ chỉ cung cấp cho M270 với phạm vi tác chiến chưa đến 1/3 của PHL-16 của Trung Quốc và chỉ bằng 37,5% của KN-25 của Triều Tiên.
Hệ thống M270 khai hỏa. Ảnh: Lockheed Martin.
Nguồn: [Link nguồn]
Pháo phản lực phóng loạt HIMARS hay BM-30 Smerch đang là vũ khí chủ lực được Nga và Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột quân sự. Các vũ khí này có nguồn gốc từ pháo phản lực...