Năm 2022: Kết thúc đại dịch hay biến thể mới tung hoành?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Giới chuyên gia nhận định COVID-19 có thể sẽ không còn là “đại dịch” vào năm 2022 do tỉ lệ tiêm chủng tăng và việc phát triển thuốc kháng virus trở nên phổ biến hơn.

Theo tờ Politico, số lượng người tử vong vì COVID-19 trong năm 2021 đã tăng rất nhiều so với năm trước. Virus SARS-CoV-2 phần lớn nhắm vào nhóm dân cư chưa được tiêm chủng, đặc biệt là người cao tuổi. Tại Mỹ, trung bình cứ 100 người Mỹ từ 65 tuổi trở lên thì sẽ cho 1 người chết vì căn bệnh này.

Hiện nay, khi hệ thống y tế đang rơi vào tình trạng quá tải và dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thật khó để có câu trả lời chính xác về việc đại dịch này sẽ kết thúc như thế nào. Bên dưới đây là một số dự đoán về đại dịch trong năm 2022.

Mỹ sẽ ghi nhận một triệu ca tử vong vào mùa xuân

Tính đến ngày 14-12, Mỹ đã ghi nhận 800.000 ca tử vong do COVID-19 và báo cáo khoảng 1.300 người chết mỗi ngày. Ông Michael Osterholm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, Mỹ - cho biết ngay cả khi tỉ lệ tử vong do Omicron thấp hơn, tỉ lệ lây nhiễm nhìn chung sẽ cao hơn, dẫn đến một số ca tử vong khác.

Ảnh chụp virus SARS-CoV-2 thông qua kính hiển vi. Ảnh: AP

Ảnh chụp virus SARS-CoV-2 thông qua kính hiển vi. Ảnh: AP

Ông Peter Hotez - chuyên gia về vaccine tại Đại học Y Baylor - cho biết chủng Omicron đang bắt đầu lây lan nhanh tại Mỹ, đồng thời dự đoán nước này chứng kiến một triệu ca tử vong vào cuối tháng 3-2022.

Ngay cả những người Mỹ đã tiêm liều tăng cường cũng đang bị lây nhiễm đột phá, mặc dù phần lớn không nghiêm trọng. Hiện gần 75% dân số Mỹ vẫn chưa được tiêm liều tăng cường và 40% dân số vẫn chưa được tiêm mũi 1. Điều này khiến một lượng lớn người Mỹ vẫn rất dễ bị tổn thương trước đại dịch.

Xuất hiện biến thể mới

Ông Syra Madad - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại NYC Health and Hospitals (Mỹ) - cho biết: “Có thể chúng ta phải dùng toàn bộ bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Có thể sẽ không dùng tới chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp vào năm 2022, nhưng đó không phải là một kịch bản xa vời”.

Ông Hotez cho biết khi thế giới vẫn còn nhiều người chưa được tiêm chủng, thì các biến thể mới vẫn sẽ có khả năng xuất hiện. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa đến 50 phần trăm dân số thế giới được tiêm chủng đầy đủ.

Về vấn đề này, ông Michael Gate - chuyên gia về miễn dịch tại ĐH Y Washington - nhận định cho đến khi tất cả mọi người trên thế giới được tiêm ngừa và virus thật sự không còn chổ để đi, thì lúc đó biến thể mới có thể mới ngừng xuất hiện.

Ông Bruce Walker - Giám đốc Viện Ragon của bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH), Viện Công nghệ Massachusetts  (MIT) và Harvard - cho biết: “Chúng ta phải coi nó như một vấn đề toàn cầu và chú trọng bảo vệ người dân. Bởi vì mỗi khi virus xâm nhập vào người nào đó, nó sẽ có cơ hội đột biến và có khả năng gây hại nhiều hơn".

Kịch bản tiêm tăng cường hàng năm

Ông Hotez cho biết vaccine mRNA đang bộc lộ rằng chúng không có hiệu quả lâu dài như chúng ta đã hy vọng. Do đó, tiêm mũi 3 cũng có thể là không đủ và hiện chúng ta vẫn chưa đạt tới mức độ phản ứng miễn dịch cao nhất.

Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể sẽ cần tiếp tục tiêm chủng trong tương lai. Không rõ liệu vaccine trong tương lai có giống với những loại vaccine hiện có không hay sẽ được điều chỉnh để đối phó tốt hơn đối với các biến thể mới. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một loại vaccine giúp chống lại hầu hết mọi chủng virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể của chúng.

Bà Rochelle Walensky - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ - tuyên bố mũi tăng cường là biện pháp bảo vệ tốt nhất hiện có trước mối đe dọa từ các biến thể mới như Omicron.

Khả năng cao bạn sẽ cần phải tiêm mũi tăng cường thường xuyên trong tương lai. Một số chuyên gia nói rằng tiêm mũi tăng cường có thể trở thành chuyện thường niên, tương tự như việc tiêm phòng cúm. Nếu các biến thể mới tiếp tục xuất hiện, mũi tiêm tăng cường hàng năm có thể được điều chỉnh thường xuyên để chống lại bất kỳ biến thể nào đang chiếm ưu thế vào thời điểm đó.

Đại dịch sẽ kết thúc nếu trên 70% dân số thế giới được tiêm chủng

Theo đài CNBC, các chuyên gia nhận định COVID-19 có thể sẽ mất vị thế “đại dịch” vào năm 2022 do tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng và việc phát triển thuốc kháng virus có thể trở nên phổ biến hơn trong năm tới.

COVID-19 có thể sẽ trở thành căn bệnh "đặc hữu", và theo đó, mức độ nghiêm trọng của căn bệnh sẽ giảm dần và nhanh chóng trở thành một phần của đời sống thường nhật. Nhiều chủng cúm trong quá khứ cũng đã diễn ra theo cơ chế tương tự, từ cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch cúm lợn năm 2009.

Theo tờ Global News, ngày 29-12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi thế giới cùng chung tay chấm dứt đại dịch COVID-19 vào năm tới. Ông dự báo giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch sẽ kết thúc vào năm 2022 và nhân loại đã biết rất rõ cũng như có trong tay mọi công cụ để chống lại virus.

Theo ông, việc thoát khỏi đại dịch sẽ phần nào phụ thuộc vào việc liệu các nước có thực hiện tiêm chủng cho 70% dân số của mình trước tháng 7-2022 hay không.

“Chấm dứt bất bình đẳng y tế vẫn là chìa khóa chấm dứt đại dịch. Đây là lúc cần phải vượt lên trên chủ nghĩa dân tộc, bảo vệ người dân, nền kinh tế và chống lại các biến thể mới có thể xuất hiện trong tương lai bằng cách chấm dứt bất bình đẳng vaccine toàn cầu” - ông Ghebreyesus cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Tạm biệt 2021 - một năm đầy đau thương

Dịch bệnh và mất mát, kinh tế tổn thương, chính trị biến động nguy hiểm… đã biến năm 2021 thành một năm đầy đau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN