Na Uy tuyên bố gửi khoảng 160 tên lửa AGM-114 Hellfire cho Ukraine

Na Uy cho biết sẽ gửi khoảng 160 tên lửa AGM-114 Hellfire cho Ukraine cùng nhều trang thiết bị quân sự khác trong thời gian tới.

Trang tin Ukrinform dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram cho biết: “Giới chức quân sự Na Uy sẽ gửi khoảng 160 tên lửa AGM-114 Hellfire cho Ukraine trong thời gian tới. Bên cạnh số tên lửa trên, thì các bệ phóng, máy chiếu laser và trang thiết bị nhìn đêm sẽ được chúng tôi cung cấp cho Ukraine.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được trang bị 2 tên lửa Hellfire để diệt các mục tiêu mặt đất. Ảnh minh hoạ

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper được trang bị 2 tên lửa Hellfire để diệt các mục tiêu mặt đất. Ảnh minh hoạ

"Hellfire chính là loại vũ khí mà chính quyền Kiev yêu cầu, và nó sẽ chứng tỏ được tính hữu dụng khi tham gia thực chiến. Tên lửa này rất dễ sử dụng, và có thể dùng để chống lại các mục tiêu trên bờ lẫn trên biển”, ông Gram cho biết thêm.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, nước này và các quốc gia đồng minh đang viện trợ cho Ukraine khí tài có trong kho vũ khí của họ, và dự kiến trong thời gian tới các tổ hợp công nghiệp quốc phòng phương Tây sẽ đảm bảo nguồn cung ứng nhiều loại vũ khí hiện đại và hiệu quả hơn cho Kiev.

Hiện chưa rõ Oslo sẽ viện trợ cho Kiev biến thể nào của tên lửa AGM-114 Hellfire.

Tên lửa AGM-114 Hellfire là loại dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất, bay với vận tốc 1.600 km/giờ, tầm bắn 8 km, nặng 50 kg với đầu đạn chứa 9 kg chất nổ nhiệt áp, trang bị hệ thống ngắm mục tiêu bằng laser. 

Loại tên lửa này do hai hãng Lockheed Martin và Boeing sản xuất, giá mỗi chiếc là 65.000 USD (1,5 tỷ đồng). Đây là loại tên lửa tấn công được sử dụng từ năm 1989, hiện nay quân đội của 29 quốc gia trên thế giới đang sử dụng loại tên lửa này.

Hellfire có nhiều biến thể khác nhau được thiết kế chuyên biệt để tấn công một loại mục tiêu nhất định gồm con người, xe tăng và thiết giáp, căn cứ quân sự, tàu bè, nhà cửa kho tàng…

Tuy nhiên, dù được thiết kế để có phạm vi sát thương nhỏ, tránh gây tổn hại cho thường dân ở gần mục tiêu, sức công phá của đầu đạn Hellfire vẫn là khá lớn và không tránh khỏi gây nên những tổn thất sinh mạng ngoài dự kiến, thuật ngữ quân sự gọi là ‘collateral damage’. 

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Mỹ thay đổi quan điểm về cung cấp vũ khí cho Ukraine?

Washington hiện nay tin rằng có thể hỗ trợ Kiev các vũ khí mạnh mẽ hơn mà không quá lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng với Moscow, theo báo Mỹ The Hill.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (artsakh.news) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN