Nã pháo 1 ngày bằng NATO bắn cả tháng ở Afghanistan, Ukraine đưa khối 30 nước vào thế khó?

Ở Ukraine, lực lượng Kiev đang tiêu thụ số lượng đạn pháo được viện trợ với tốc độ chưa từng có kể từ Thế chiến II. Điều này khiến các nước đồng minh NATO, thậm chí cả Mỹ ngần ngại gửi thêm vũ khí, đạn dược cho nước này.

Lực lượng Ukraine bắn nhiều đạn pháo tới nỗi khiến NATO phải ngạc nhiên, theo New York Times (ảnh: AP)

Lực lượng Ukraine bắn nhiều đạn pháo tới nỗi khiến NATO phải ngạc nhiên, theo New York Times (ảnh: AP)

Theo New York Times, sau hơn 9 tháng xung đột, Ukraine đang khiến Mỹ và các đồng minh rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Họ không biết nên gửi thêm vũ khí cho Ukraine hay bổ sung vũ khí vào các kho dự trữ đang hao hụt.

Dẫn lời một số quan chức NATO, tờ báo Mỹ đưa tin, số lượng pháo mà lực lượng Ukraine bắn ra là đáng kinh ngạc. Ở Afghanistan, các lực lượng NATO chỉ bắn khoảng 300 đạn pháo/ngày và họ không cần lo lắng nhiều về vấn đề phòng không. Tuy nhiên, quân đội Ukraine bắn hàng nghìn đạn pháo mỗi ngày và dường như “bất lực” trước các đòn không kích từ Nga.

“Mỗi ngày, lực lượng Ukraine tiêu tốn số lượng đạn pháo bằng lực lượng NATO dùng cả tháng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan”, Camille Grand – chuyên gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu – nói với New York Times.

Nhiều nước NATO giờ “ngần ngại” gửi thêm vũ khí cho Kiev (ảnh: CNN)

Nhiều nước NATO giờ “ngần ngại” gửi thêm vũ khí cho Kiev (ảnh: CNN)

Một quan chức cấp cao của NATO (giấu tên) cho hay, vài tháng trước ở khu vực Donbass, lực lượng Ukraine bắn 6.000 – 7.000 đạn pháo mỗi ngày. Quân đội Nga bắn 40.000 – 50.000 đạn pháo/ngày. Tuy nhiên, quân đội Nga có nhiều pháo hơn so với lực lượng Ukraine. Lựu pháo phương Tây viện trợ cho Ukraine phải hoạt động với tần suất cao, khiến chúng dễ hỏng hơn.

Theo tờ báo Mỹ, đến nay, phương Tây đã gửi cho Ukraine khoảng 350 khẩu pháo. 1/3 trong số chúng đã bị hỏng và được gửi tới Ba Lan sửa chữa.

Do khan hiếm vũ khí viện trợ, phương Tây đang cố gắng tìm kiếm vũ khí và đạn dược cũ từ thời Liên Xô để gửi tới Ukraine.

Trong số 30 thành viên NATO, ít nhất 20 nước đã bị hao hụt quá nhiều vũ khí trong kho. Hiện chỉ còn các “đồng minh lớn hơn”, trong đó có Pháp, Đức, Italia, Hà Lan và Mỹ là có thể tiếp tục viện trợ, hoặc có khả năng đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Ukraine, theo New York Times.

Kể từ ngày 24/2, Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đã viện trợ an ninh cho Ukraine hơn 40 tỷ USD. Con số này tương đương ngân sách quốc phòng hàng năm của Pháp. Nhưng đến nay, tín hiệu về việc xung đột ở Ukraine có thể đi đến hồi kết vẫn còn mờ nhạt.

“Xót” vũ khí hiện đại, một số nước NATO đã kêu gọi khối này thảo luận về việc đầu tư cho các công ty ở Séc, Slovakia, Bulgaria sản xuất vũ khí theo tiêu chuẩn Liên Xô và đạn pháo cỡ nòng 152mm, 122mm để gửi cho Ukraine. Đây là dấu hiệu cho thấy NATO sẵn lòng chi tiền để mua vũ khí mà không muốn gửi thêm vũ khí cho Kiev.

Một binh sĩ Ukriane ôm đạn pháo (ảnh: CNN)

Một binh sĩ Ukriane ôm đạn pháo (ảnh: CNN)

Pháp đã gửi cho Ukraine khoảng 18 lựu pháo Caesar hiện đại và giờ không muốn cung cấp thêm. Thay vào đó, Pháp thành lập một quỹ trị giá 200 triệu USD để Ukraine mua vũ khí sản xuất tại Pháp.

Đối với EU, khối này đã phê duyệt khoản ngân sách 3,2 tỷ USD để trả tiền cho các nước thành viên đã gửi vũ khí cho Ukraine. Tiền này trích từ Quỹ Hòa bình châu Âu, vốn đã cạn tới 90%.

Nga cũng gặp vấn đề về số lượng vũ khí tiêu hao và đang tăng cường sản xuất, theo New York Times. Tuy nhiên, lợi thế của Nga là nước này có thể tận dụng kho vũ khí cũ từ thời Liên Xô.

Nguồn: [Link nguồn]

Tình báo Anh: Dấu hiệu lạ của một số tên lửa Nga phóng vào Ukraine

Tình báo quân đội Anh cho rằng, lực lượng phòng không Ukraine có thể bị “bẫy” bởi các tên lửa từ thời Liên Xô của quân đội Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – New York Times, RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN