Myanmar: Vừa được quân đội bổ nhiệm làm đại sứ ở LHQ, quan chức làm ngay điều bất ngờ

Vài ngày sau khi tuyên bố cách chức Đại sứ tại Liên Hợp Quốc của ông U Kyaw Moe Tun, chính quyền quân sự Myanmar đã bổ nhiệm nhân vật khác để thay thế. Tuy nhiên, hành động ngay sau khi được bổ nhiệm của quan chức này chắc chắn khiến chính quyền quân sự của Thống tướng Min Aung Hlaing không hài lòng.

U Kyaw Moe Tun – người được Liên Hợp Quốc công nhận là Đại sứ Myanmar (ảnh: Reuters)

U Kyaw Moe Tun – người được Liên Hợp Quốc công nhận là Đại sứ Myanmar (ảnh: Reuters)

Hôm 3.3, Phó Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc – ông U Tin Maung Naing – đã đệ đơn từ chức ngay sau khi được được chính quyền quân sự bổ nhiệm làm Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc.

Ông Maung Naing được chính quyền quân sự kỳ vọng sẽ thay thế vị trí của cấp trên mình - Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc U Kyaw Moe Tun.

Trước đó, hôm 27.2, quân đội Myanmar tuyên bố cách chức U Kyaw Moe Tun sau khi ông này kêu gọi Liên Hợp Quốc “làm mọi thứ” để đảo ngược cuộc chính biến ngày 1.2.

Quân đội Myanmar sau đó cáo buộc Đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Moe Tun có hành động “phản quốc” và cách chức ông. Tuy nhiên, quyết định trên không được Liên Hợp Quốc chấp nhận.

Ông Moe Tun cũng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” và chỉ kết thúc nhiệm vụ của mình ở Liên Hợp Quốc nếu có quyết định từ chính quyền dân sự.

Người biểu tình ở Myanmar đụng độ với cảnh sát (ảnh: Reuters)

Người biểu tình ở Myanmar đụng độ với cảnh sát (ảnh: Reuters)

Liên Hợp Quốc được cho là đã phải chịu áp lực nhất định trong việc lựa chọn giữa ông Moe Tun và Maung Naing làm Đại sứ chính thức của Myanmar. Tuy nhiên, ông Maung Naing sau đó đã chủ động xin từ chức.

Hàng nghìn người dân Myanmar cũng tuyên bố trên Facebook và Twitter rằng họ không chấp nhận ông Maung Naing giữ chức Đại sứ Myanmar ở Liên Hợp Quốc. Những người này cho rằng, chỉ có ông Moe Tun mới có thể đại diện tiếng nói của người dân Myanmar tại Liên Hợp Quốc.

Trong thông báo từ chức, ông Maung Naing không đưa ra lý do cho quyết định của mình.

Ít nhất 100 nhân viên, quan chức ngoại giao Myanmar ở 19 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, đã bị chính quyền quân sự triệu về nước sau khi ông Moe Tun lên án vụ đảo chính ngày 1.2 trước Liên Hợp Quốc.

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nằm rạp xuống đất sát (ảnh: Reuters)

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar nằm rạp xuống đất sát (ảnh: Reuters)

Trong số các quan chức bị triệu hồi, Daw Mya Mya Kyi – Tổng lãnh sự quán Myanmar tại lãnh sự quán Los Angeles (Mỹ) – tuyên bố mình sẽ không về nước theo lệnh của chính quyền quân sự.

Cùng ngày 3.3, nhiều vụ đụng độ giữa người biểu tình phản đối đảo chính với cảnh sát trên khắp Myanmar đã khiến ít nhất 38 người thiệt mạng, theo Reuters.

Các nhân chứng nói rằng cảnh sát đã xả đạn mà không hề đưa ra cảnh báo. Ở Yangon, ít nhất 8 người biểu tình đã thiệt mạng do bị cảnh sát bắn.

“Tôi nghe thấy những tiếng nổ liên tục. Tôi nằm rạp xuống đất. Cảnh sát bắn rất nhiều. Họ bắn rất nhiều”, Kaung Pyae Sone Tun, 23 tuổi – một người biểu tình ở Yangon – nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Myanmar: Quốc hội bất ngờ hành động trái ý chính quyền quân sự

Quốc hội Myanmar (Pyidaungsu Hluttaw) hôm 2.3 tuyên bố, kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt giữ “bất hợp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Irrawaddy, Reuters ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN