Myanmar thấp thỏm lo quốc tế trừng phạt

Phản ứng tiêu cực từ cộng đồng quốc tế với vụ chính biến làm dấy lên lo ngại nền kinh tế vốn còn khó khăn của Myanmar có nguy cơ bị trừng phạt.

Tính đến ngày 3-2 (giờ Việt Nam), phản ứng của cộng đồng quốc tế với các diễn biến đang xảy ra ở Myanmar nhìn chung tương đối tiêu cực sau vụ quân đội nước này bắt giữ hàng loạt quan chức chính quyền dân sự và lên nắm quyền hai ngày trước đó. Kịch bản xấu nhất hiện tại là Myanmar sẽ bị tái áp đặt trừng phạt cho đến khi các bên liên quan ngồi xuống đối thoại hòa bình.

Binh sĩ Myanmar trên đường phố thủ đô Naypyitaw ngày 2-2. Ảnh: REUTERS

Binh sĩ Myanmar trên đường phố thủ đô Naypyitaw ngày 2-2. Ảnh: REUTERS

Lo ngại từ quốc tế

Ngày 2-2, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn. Theo hãng tin AFP, cuộc họp kết thúc không có kết quả chính thức nào ngoài bản dự thảo tuyên bố chung kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho các quan chức dân sự và “hành xử theo đúng các quy tắc dân chủ”. Đáng chú ý, bản tuyên bố không nhắc gì đến vấn đề cấm vận nhưng AFP lưu ý rằng HĐBA sẽ còn làm việc tiếp trong thời gian tới và một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất cơ quan này là Mỹ đã công khai đe dọa sẽ áp cấm vận Myanmar.

Cụ thể, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1-2 chỉ trích quân đội Myanmar đang làm ảnh hưởng đến quá trình dân chủ hóa ở nước này, đồng thời yêu cầu quân đội Myanmar lập tức từ bỏ quyền lực. Chính quyền Washington đang xem xét các đạo luật và mọi khả năng trước khi “đưa ra quyết định phù hợp”.

Chúng tôi lặp lại rằng ổn định chính trị ở các nước thành viên ASEAN cần thiết cho việc đạt được một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Thông cáo ASEAN

Về phía Liên minh châu Âu (EU), nhiều lãnh đạo nước thành viên đã phản đối động thái của quân đội Myanmar, theo hãng tin Politico. Trong khi đó, họp báo ngày 2-2, Đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho rằng quân đội Myanmar đi ngược ý chí người dân Myanmar và EU đang “cân nhắc mọi lựa chọn trước mắt”. Tuy nhiên, Politico bình luận có thể EU sẽ mất khá nhiều thời gian để đưa ra hành động cụ thể. Lý do vấn đề Myanmar trên thực tế không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi ích của khối này, nên sẽ tương đối khó có sự đồng thuận ở một số thành viên nhỏ hơn trong khối ngoài những nước dẫn đầu như Pháp hay Đức.

Không chỉ các quốc gia mới có quan điểm tiêu cực với cuộc binh biến Myanmar mà ngay cả những tổ chức phi chính phủ cũng có phản ứng tương tự. Yangon Youth Network - một mạng lưới tập hợp các nhóm hoạt động xã hội lớn nhất Myanmar tuyên bố phản đối động thái của quân đội, ủng hộ quốc tế cấm vận và trong thời gian tới sẽ có biện pháp chống đối. The Assistant Doctors - một tổ chức hoạt động khác do một nhóm bác sĩ Myanmar thành lập cũng phát lời kêu gọi xuống đường tuần hành và kêu gọi các bác sĩ trên toàn quốc đình công kéo dài đến hết tuần này.

Nguy cơ với kinh tế Myanmar

Do tình hình bất ổn ở Myanmar, các đường bay đến và đi nước này hiện đã ngừng hoạt động. Sân bay quốc tế Yangon thuộc TP Yangon phải đóng cửa đến hết tháng 5, theo tờ The Star. Một số hãng hàng không của một số nước như Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật chủ động hoãn các chuyến bay đi Myanmar trong khi chờ xem diễn biến.

Theo một đại diện Hiệp hội Vận tải quốc tế Myanmar nói với The Star, cho đến hiện tại vẫn chưa xuất hiện ảnh hưởng nào quá tiêu cực nhưng nếu tình trạng ngăn cấm này kéo dài thì nền kinh tế Myanmar sẽ sụt giảm nghiêm trọng, một số ngành trọng điểm như vận tải - hậu cần sẽ thiệt hại rất lớn.

Cuộc chính biến sẽ khiến hàng tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Myanmar bị đe dọa. Ông Stephen Lamar, Chủ tịch Hiệp hội May mặc và Giày dép Mỹ, cho biết nhiều thành viên thuộc hiệp hội đang kinh doanh tại Myanmar đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình hiện nay. 

Trung Quốc có thể đang khó xử trước tình hình ở Myanmar

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ với tờ South China Morning Post rằng cuộc chính biến đã đẩy Trung Quốc vào vị trí khó xử vì “phần cốt lõi của vụ việc là mâu thuẫn giữa liên minh chính trị do bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu và lực lượng quyền lực thuộc quân đội Myanmar trong khi cả hai bên đều có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”.

“Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể theo dõi tình hình nhưng sẽ không làm gì cả”, nguồn tin tiết lộ, đồng thời lo ngại nhiều dự án của Trung Quốc ở Myanmar có thể bị ảnh hưởng. Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ hai ở Myanmar, chỉ đứng sau Singapore.

Cũng theo nguồn tin, quân đội Trung Quốc lâu nay không quan ngại rằng tình trạng mâu thuẫn nội bộ Myanmar có thể lan sang lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng tới công dân nước này.

“Trái tim và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng đến người dân Myanmar, về một giải pháp nhanh chóng, hòa bình và dân chủ cho cuộc khủng hoảng này nhưng đồng thời cũng không tước đi thành quả kinh tế do những người dân Myanmar chăm chỉ làm nên” - tờ South China Morning Post dẫn lo ngại của ông Lamar.

Theo thông tin từ tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB), Singapore hiện là nước đầu tư lớn nhất tại Myanmar, chiếm 34% tổng vốn đầu tư được phê duyệt ở đây, theo số liệu năm 2020. Yoma Strategic Holdings, doanh nghiệp Singapore đầu tư trên các lĩnh vực bất động sản, thực phẩm và đồ uống, ô tô và dịch vụ tài chính tại Myanmar, đang buộc phải tạm dừng giao dịch. Giám đốc công ty là ông Melvyn Pun giải thích việc thiếu thông tin từ Myanmar khiến quyết định tạm dừng giao dịch là cần thiết.

Những số liệu gần đây nhất từ WB cho thấy nền kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng ở mức khiêm tốn 2% trong năm tài khóa này, trong khi tỉ lệ nghèo đói được dự báo sẽ tăng từ 22,4% vào cuối năm 2019 lên 27%. Trước ngày 1-2, WB dự đoán Myanmar sẽ đạt mức tăng trưởng 6% vào năm tài khóa tiếp theo. Nhưng giờ đây, có lẽ mục tiêu này đã ngoài tầm với của nước này.

Người dân Myanmar sục sôi sau khi quân đội đảo chính

Các nhà cung cấp Internet ở Myanmar thông báo chặn truy cập mạng xã hội Facebook trên toàn quốc từ ngày 4.2 theo chỉ đạo của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VĨ CƯỜNG ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN