Myanmar: Người biểu tình tung "bảo bối tạo vận xui", cảnh sát không dám đi qua
Những người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar tin rằng, khi treo những món đồ này ra giữa đường, cảnh sát sẽ không dám tiến lên cản bước họ.
Người biểu tình Myanmar tự tin đứng sau “hàng rào váy” (ảnh: Reuters)
Trên khắp các con đường tại thành phố Yangon và Mandalay, người biểu tình đang treo váy, thậm chí là đồ lót phụ nữ lên cao để cản bước cảnh sát. Theo quan niệm của người Myanmar, việc đi phía dưới váy, đồ lót phụ nữ (gọi chung là longyi) sẽ mang đến sự xui xẻo cho nam giới.
“Chúng tôi treo longyi ở khắp các con đường. Cảnh sát dám tiến lên thì vận xui sẽ ám họ”, một người biểu tình giấu tên ở Yangon – nói.
“Nhiều người thuộc thế hệ trẻ bây giờ không còn ngại việc đi dưới váy phụ nữ, nhưng cảnh sát thì có. Họ rất mê tín. Chúng tôi có thể cản bước họ bằng longyi và có thêm thời gian bỏ chạy”, một người biểu tình khác nói.
Những hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy, cảnh sát Myanmar phải cử người dỡ bỏ các “hàng rào váy” xuống trước khi tiến đến giải tán đám đông biểu tình.
Nhiều người biểu tình ở Myanmar cho rằng, longyi còn lợi hại hơn cả khiên chống đạn. Tuy nhiên, “hàng rào váy” không giúp người biểu tình chặn được lựu đạn hơi cay, lựu đạn choáng hoặc đạn cao su bắn ra từ phía cảnh sát.
Những cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar đã kéo dài gần 1 tháng và khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.
“Hàng rào váy” được người dân Myanmar chăng khắp các thành phố lớn để ủng hộ cuộc biểu tình phản đối đảo chính (ảnh: Reuters)
Hôm 6.3, chính quyền quân sự Myanmar đã yêu cầu Ấn Độ trao trả 8 sĩ quan cảnh sát vượt biên. Ít nhất 30 cảnh sát Myanmar đã đem theo gia đình trốn sang Ấn Độ do lo ngại về tình trạng bất ổn chính trị ở quê nhà.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, họ sẽ “xác minh sự thật” trước khi trả lời yêu cầu từ phía Myanmar.
Cùng ngày 6.3, Christine Schraner Burgener – đặc phái viên Liên Hợp Quốc – đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có hành động đối với chính quyền quân sự Myanmar vì sử dụng vũ lực với người biểu tình.
“Chúng ta còn có thể làm ngơ bao lâu nữa? Điều quan trọng là hội đồng này phải thể hiện sự kiên quyết trong việc phản đối chính quyền quân sự Myanmar. Chúng ta phải ủng hộ người dân Myanmar và ủng hộ kết quả bầu cử vào tháng 11 năm ngoái”, bà Christine phát biểu.
Trước đó, hôm 4/3, bà Christine cho biết đã trao đổi và cảnh báo Phó Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, ông Soe Win, rằng quân đội nước này có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt quyết liệt từ nhiều nước và bị cô lập. Tuy nhiên, theo Reuters, câu trả lời mà bà nhận được từ ông Soe Win là: "Chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt và vẫn vượt qua được".
Hôm 5.3, hơn 600 sĩ quan cảnh sát ở Myanmar bất ngờ tuyên bố phản đối chính quyền quân sự và đứng về phe người biểu...
Nguồn: [Link nguồn]