Mỹ xác nhận ‘kẻ hủy diệt’ radar phòng không Nga đã tới Ukraine

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 9/8 đã xác nhận "sát thủ" đối với các hệ thống phòng không Nga là HARM (High-speed Anti-Radar Missile) đã được chuyển tới Ukraine.

Tuy nhiên, việc tích hợp tên lửa lên
MiG-29 không chỉ có nghĩa là gắn bệ phóng LAU-118A và tên lửa
AGM-88 vào giá treo của MiG là máy bay đã sẵn sàng sử dụng AGM-88
HARM, còn rất nhiều việc cần phải làm để tích hợp chúng trong hệ
thống điện và điện tử hàng không.

Tuy nhiên, việc tích hợp tên lửa lên MiG-29 không chỉ có nghĩa là gắn bệ phóng LAU-118A và tên lửa AGM-88 vào giá treo của MiG là máy bay đã sẵn sàng sử dụng AGM-88 HARM, còn rất nhiều việc cần phải làm để tích hợp chúng trong hệ thống điện và điện tử hàng không.

Do đó, những chiếc MiG-29 đời cũ của
Ukraine không thể được nâng cấp trong một thời gian ngắn như vậy và
rất có thể những chiếc MiG-29 của một số nước Đông Âu đã được nâng
cấp để tương thích với các tiêu chuẩn của NATO, đã được phương Tây
bí mật cung cấp cho Ukraine.

Do đó, những chiếc MiG-29 đời cũ của Ukraine không thể được nâng cấp trong một thời gian ngắn như vậy và rất có thể những chiếc MiG-29 của một số nước Đông Âu đã được nâng cấp để tương thích với các tiêu chuẩn của NATO, đã được phương Tây bí mật cung cấp cho Ukraine.

Với tốc độ Mach2 và tầm phóng 150km,
AGM-88 HARM có khả năng hủy diệt các đài radar tần số cao, làm tê
liệt các hệ thống phòng không từ tầm trung đến tầm xa của đối
phương. Trần bay cao hơn 10km của các chiến đấu cơ cũng có khả năng
miễn nhiễm với một số hệ thống phòng không tầm ngắn hoặc tên lửa
phòng không vác vai (MANPADS).

Với tốc độ Mach2 và tầm phóng 150km, AGM-88 HARM có khả năng hủy diệt các đài radar tần số cao, làm tê liệt các hệ thống phòng không từ tầm trung đến tầm xa của đối phương. Trần bay cao hơn 10km của các chiến đấu cơ cũng có khả năng miễn nhiễm với một số hệ thống phòng không tầm ngắn hoặc tên lửa phòng không vác vai (MANPADS).

Trong giai đoạn 2 của Chiến dịch quân
sự ở Ukraine (giải phóng Donbass), Nga đã triển khai mạng lưới
phòng không tầm ngắn, tầm trung dày đặc ở khu vực Donbass, có khả
năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng loạt, cũng như các hệ
thống máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Trong giai đoạn 2 của Chiến dịch quân sự ở Ukraine (giải phóng Donbass), Nga đã triển khai mạng lưới phòng không tầm ngắn, tầm trung dày đặc ở khu vực Donbass, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa phóng loạt, cũng như các hệ thống máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Hiện nay, Ukraine đang sử dụng hệ
thống pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS của Mỹ để đối phó với ưu
thế áp đảo về pháo binh của Nga. Nếu đúng là AGM-88 đã được chuyển
cho Kiev, nó có thể sẽ tác động sâu sắc tới cục diện chiến sự ở
Donbass.

Hiện nay, Ukraine đang sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS của Mỹ để đối phó với ưu thế áp đảo về pháo binh của Nga. Nếu đúng là AGM-88 đã được chuyển cho Kiev, nó có thể sẽ tác động sâu sắc tới cục diện chiến sự ở Donbass.

AGM-88 có thể nhắm mục tiêu vào các
lá chắn phòng không của Nga ở Donbass, tạo điều kiện cho các chiến
đấu cơ Ukraine giành kiểm soát không phận, hỗ trợ tấn công mục tiêu
mặt đất, giúp lực lượng bộ binh nước này giành ưu thế trên chiến
trường Donbass và phía nam.

AGM-88 có thể nhắm mục tiêu vào các lá chắn phòng không của Nga ở Donbass, tạo điều kiện cho các chiến đấu cơ Ukraine giành kiểm soát không phận, hỗ trợ tấn công mục tiêu mặt đất, giúp lực lượng bộ binh nước này giành ưu thế trên chiến trường Donbass và phía nam.

Điều này sẽ buộc Nga phải triển khai
các tổ hợp phòng không tầm cao/tầm xa có phạm vị tấn công lớn hơn
150km như S-300PMU2, S-300VM (Antey 2500), S-350E Vityaz hay S-400
Triumf để buộc các chiến đấu cơ Ukraine phải bay vào trong phạm vi
tấn công của chúng.

Điều này sẽ buộc Nga phải triển khai các tổ hợp phòng không tầm cao/tầm xa có phạm vị tấn công lớn hơn 150km như S-300PMU2, S-300VM (Antey 2500), S-350E Vityaz hay S-400 Triumf để buộc các chiến đấu cơ Ukraine phải bay vào trong phạm vi tấn công của chúng.

Những hình ảnh được quay ở Ukraine cho thấy sự xuất hiện của xe chiến đấu bộ binh “Kẻ hủy diệt” (BMPT Terminator) trong cuộc xung đột ở vùng Donbass.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Toàn Thắng ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN