Mỹ xác nhận ‘kẻ hủy diệt’ radar phòng không Nga đã tới Ukraine

Quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 9/8 đã xác nhận "sát thủ" đối với các hệ thống phòng không Nga là HARM (High-speed Anti-Radar Missile) đã được chuyển tới Ukraine.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin
Kahl thông báo hôm 9/8 rằng, Mỹ đang cung cấp cho Ukraine những tên
lửa siêu âm chống radar (còn gọi là tên lửa chống bức xạ) không đối
đất.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Colin Kahl thông báo hôm 9/8 rằng, Mỹ đang cung cấp cho Ukraine những tên lửa siêu âm chống radar (còn gọi là tên lửa chống bức xạ) không đối đất.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng
Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov cho biết, Kiev dự kiến sẽ nhận
được tên lửa chuyên dụng chống radar của Mỹ cùng thời điểm với hệ
thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov cho biết, Kiev dự kiến sẽ nhận được tên lửa chuyên dụng chống radar của Mỹ cùng thời điểm với hệ thống tên lửa phóng loạt M142 HIMARS.

Vị quan chức giữ chức vụ cao thứ hai
của Lầu Năm Góc lưu ý rằng việc cung cấp máy bay do phương Tây sản
xuất không được lên kế hoạch trong tương lai gần, nhưng Mỹ đang làm
rất nhiều để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và tăng hiệu quả
các phương tiện hàng không của Ukraine.

Vị quan chức giữ chức vụ cao thứ hai của Lầu Năm Góc lưu ý rằng việc cung cấp máy bay do phương Tây sản xuất không được lên kế hoạch trong tương lai gần, nhưng Mỹ đang làm rất nhiều để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và tăng hiệu quả các phương tiện hàng không của Ukraine.

Ông Kahl nhấn mạnh, Mỹ đã đưa một số
lượng nhất định tên lửa chống radar vào các gói viện trợ quân sự
mới nhất, là loại có thể phóng từ máy bay Ukraine và sẽ trở thành
“Kẻ hủy diệt” các hệ thống radar phòng không Nga.

Ông Kahl nhấn mạnh, Mỹ đã đưa một số lượng nhất định tên lửa chống radar vào các gói viện trợ quân sự mới nhất, là loại có thể phóng từ máy bay Ukraine và sẽ trở thành “Kẻ hủy diệt” các hệ thống radar phòng không Nga.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang hỗ
trợ đáng kể cho Ukraine các loại thiết bị, phụ tùng thay thế để
nước này có thể đưa thêm nhiều máy bay cũ vào trạng thái có thể
chiến đấu được.

Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang hỗ trợ đáng kể cho Ukraine các loại thiết bị, phụ tùng thay thế để nước này có thể đưa thêm nhiều máy bay cũ vào trạng thái có thể chiến đấu được.

Thông báo chính thức của Lầu Năm Góc
đã xác nhận thông tin của giới truyền thông Nga hôm 8/8 về việc lần
đầu tiên phát hiện thấy các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ tốc độ
cao AGM-88 HARM, sau khi nó tấn công khu vực triển khai tên lửa đất
đối không của Nga ở Ukraine.

Thông báo chính thức của Lầu Năm Góc đã xác nhận thông tin của giới truyền thông Nga hôm 8/8 về việc lần đầu tiên phát hiện thấy các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM, sau khi nó tấn công khu vực triển khai tên lửa đất đối không của Nga ở Ukraine.

Hãng “Voenny Obozrevatel” công bố
thông tin kèm theo hình ảnh trên kênh Telegram cho biết, đã tìm
thấy các mảnh vỡ của thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất
AGM-88 High-speed Anti-Radar Missile (HARM) do Mỹ sản xuất, được
xếp vào loại tên lửa chống bức xạ hay tên lửa chống radar.

Hãng “Voenny Obozrevatel” công bố thông tin kèm theo hình ảnh trên kênh Telegram cho biết, đã tìm thấy các mảnh vỡ của thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất AGM-88 High-speed Anti-Radar Missile (HARM) do Mỹ sản xuất, được xếp vào loại tên lửa chống bức xạ hay tên lửa chống radar.

The Drive của Mỹ cũng dẫn tin truyền
thông Nga ngày 7/8 đăng tải một số hình ảnh về một mảnh của vây ổn
định tên lửa BSU-60A/B trong đống mảnh vỡ thuộc về tên lửa AGM-88
xuất hiện ở khu vực mà lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang
kiểm soát.

The Drive của Mỹ cũng dẫn tin truyền thông Nga ngày 7/8 đăng tải một số hình ảnh về một mảnh của vây ổn định tên lửa BSU-60A/B trong đống mảnh vỡ thuộc về tên lửa AGM-88 xuất hiện ở khu vực mà lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang kiểm soát.

Đây được coi là minh chứng xác nhận
đầu tiên về việc quân đội Ukraine sử dụng loại vũ khí chống bức xạ
của phương Tây, có khả năng hủy diệt các trạm, đài và hệ thống an
ten đối không. Tuy nhiên, bài viết không đề cập đến vấn đề loại vũ
khí này được sử dụng ở đâu.

Đây được coi là minh chứng xác nhận đầu tiên về việc quân đội Ukraine sử dụng loại vũ khí chống bức xạ của phương Tây, có khả năng hủy diệt các trạm, đài và hệ thống an ten đối không. Tuy nhiên, bài viết không đề cập đến vấn đề loại vũ khí này được sử dụng ở đâu.

Nguyên nhân chính là dòng tên lửa này
được thiết kế để sử dụng trên các máy bay Mỹ như các tiêm kích
F/A-18E/F Super Hornet, EA-18G Growler và tất cả các phiên bản của
máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5; cùng với 3 loại chiến đấu cơ
của NATO ở châu Âu là: Tornado ECR, F-16CM Block 50 và F/A-18 phiên
bản EA-18G Growler.

Nguyên nhân chính là dòng tên lửa này được thiết kế để sử dụng trên các máy bay Mỹ như các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, EA-18G Growler và tất cả các phiên bản của máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5; cùng với 3 loại chiến đấu cơ của NATO ở châu Âu là: Tornado ECR, F-16CM Block 50 và F/A-18 phiên bản EA-18G Growler.

Ngoài ra, về lí thuyết là AGM-88 có
thể được bắn ra từ một hệ thống phóng mặt đất. Vài năm trước,
Northrop Grumman đã triển khai ý tưởng này nhưng hệ thống container
đó đã không vượt qua giai đoạn khái niệm. Do đó, tên lửa này chỉ có
thể phóng được từ trên không.

Ngoài ra, về lí thuyết là AGM-88 có thể được bắn ra từ một hệ thống phóng mặt đất. Vài năm trước, Northrop Grumman đã triển khai ý tưởng này nhưng hệ thống container đó đã không vượt qua giai đoạn khái niệm. Do đó, tên lửa này chỉ có thể phóng được từ trên không.

Từ trước đến nay, các loại máy bay
chiến đấu kiểu Liên Xô của Ukraine không thể mang theo loại tên lửa
này. Vì vậy, nếu Ukraine thực sự được cấp AGM-88 thì Kiev có thể đã
được phương Tây viện trợ các máy bay từ thời Liên Xô đã được cải
tiến theo chuẩn NATO.

Từ trước đến nay, các loại máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô của Ukraine không thể mang theo loại tên lửa này. Vì vậy, nếu Ukraine thực sự được cấp AGM-88 thì Kiev có thể đã được phương Tây viện trợ các máy bay từ thời Liên Xô đã được cải tiến theo chuẩn NATO.

Nhiều ý kiến ​​cho rằng có thể những
tên lửa này đã được tích hợp trên các máy bay chiến đấu nâng cấp
MiG-29 nâng cấp của Ukraine, giống như một số nước Đông Âu như Ba
Lan đã làm.

Nhiều ý kiến ​​cho rằng có thể những tên lửa này đã được tích hợp trên các máy bay chiến đấu nâng cấp MiG-29 nâng cấp của Ukraine, giống như một số nước Đông Âu như Ba Lan đã làm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Toàn Thắng ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN