Mỹ “vung tay” hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, nghị sĩ đảng Cộng hòa cảnh báo điều đáng ngại 

Các tập đoàn quốc phòng Mỹ muốn Lầu Năm Góc ký các hợp đồng mới để bắt đầu tăng tốc sản xuất, bù đắp sự thiếu hụt trong kho vũ khí dự trữ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tới thăm một cơ sở sản xuất tên lửa Javelin của hãng Lockheed Martin ở bang Alabama vào ngày 3.5.2022 

Tổng thống Mỹ Joe Biden tới thăm một cơ sở sản xuất tên lửa Javelin của hãng Lockheed Martin ở bang Alabama vào ngày 3.5.2022 

Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Gallagher nói Mỹ đang quá vội vàng cung cấp vũ khí cho Ukraine, khiến Washington “mất lượng vũ khí dự phòng của nhiều năm”.

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hỗ trợ Đài Loan của Mỹ, trong trường hợp hòn đảo xảy ra xung đột với Trung Quốc đại lục.

“Chúng ta đang cạn kiệt vũ khí dự trữ”, nghị sĩ Gallagher, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, nói với Fox News. “Chúng ta đã tiêu tốn 7 năm tích trữ tên lửa Javelin khi cố gắng giúp Ukraine. Điều quan trọng không kém là vẫn cần phải sẵn sàng hỗ trợ Đài Loan, trong trường hợp Trung Quốc gây hấn”.

“Đài Loan cũng cần được hỗ trợ các hệ thống vũ khí tương tự, trong khi kho vũ khí của chúng ta đang cạn kiệt ở thời điểm hiện tại”, ông Gallagher nói thêm.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine với tổng trị giá 4 tỉ USD. Ông Biden muốn Quốc hội duyệt chi ngân sách hỗ trợ mới trị giá 33 tỉ USD, bao gồm 20 tỉ USD được dùng để chi cho vũ khí và các hình thức hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine.

Hôm 9.5, ông Biden dự kiến sẽ ký đạo luật Lend - Lease 2022, mở đường để Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine một cách không giới hạn, giống như Mỹ từng hỗ trợ đồng minh trong Thế chiến 2.

Các tên lửa Javelin mà hạ nghị sĩ Gallagher nhắc tới là tên lửa chống tăng vác vai. Mỹ đã gửi 5.000 tên lửa Javelin cho Ukraine, ước tính tương đương 30% số lượng dự trữ trong kho vũ khí.

Theo các nhà quan sát, Mỹ cũng đã gửi 25% số tên lửa Stinger trong kho dự trữ cho Ukraine. Trong bối cảnh xung đột chưa có dấu hiệu sớm kết thúc, Mỹ sẽ vẫn cần gửi thêm tên lửa Javelin và tên lửa Stinger với số lượng lớn cho Ukraine.

Các tập đoàn vũ khí Mỹ hiện vẫn đang chờ Lầu Năm Góc chính thức ký kết các đơn hàng mới để đẩy nhanh sản xuất. “Ngành công nghiệp quốc phòng cần nhận được sự đầu tư thêm từ chính phủ”, Eric Fanning, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Mỹ, nói trên tờ Wall Street Journal.

Thời gian qua, Nga bắt đầu tập trung giáng đòn không kích, phá hủy các vũ khí được Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine. Hiện không rõ số lượng vũ khí Mỹ đến tay quân đội Ukraine. Theo các chuyên gia, một số vũ khí có thể bị thất lạc, hoặc bị tuồn ra thị trường chợ đen.

Tín hiệu cứng rắn của Mỹ, nhóm G7 sau cuộc hội đàm trực tuyến với ông Zelensky

Mỹ ngày 8.5 công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 3 đài truyền hình Nga, cấm người Mỹ cung cấp dịch vụ kế toán và tư vấn cho người Nga, trừng phạt các giám đốc điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN