Mỹ: Vũ khí quân sự Trung Quốc chất lượng thấp, sát thương cả đồng đội

Mua vũ khí rẻ tiền của Trung Quốc không chỉ gây rủi ro trong quá trình sử dụng mà còn có thể đe đọa đến chính cả đồng đội, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói

Mỹ nhắc đến máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc.

Mỹ nhắc đến máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc.

Trung Quốc đang cố gắng tăng thị phần thị trường vũ khí thế giới, làm giảm ảnh hưởng của Mỹ, bằng những biện pháp như giảm giá bán, bẫy nợ hay hối lộ, R. Clarke Cooper, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nói, theo SCMP.

“Hãy chọn Mỹ là đối tác an ninh hàng đầu vì đây là lựa chọn tốt nhất”, Cooper nói với các đại sứ và tùy viên quân sự nước ngoài trong cuộc gặp ở Washington. “Trung Quốc còn dùng thỏa thuận bán vũ khí để làm công cụ thâm nhập sâu hơn vào một quốc gia nào đó, làm gia tăng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và thu thập thông tin tình báo”.

Cooper viện dẫn trường hợp của một quốc gia mua vũ khí Trung Quốc và gánh chịu hậu quả. Khi Kenya mua xe bọc thép chở quân Norinco VN-4, đại diện bán hàng của Trung Quốc từ chối ngồi trong xe trong một cuộc bắn thử. Kenya cuối cùng vẫn mua xe bọc thép Trung Quốc và “đáng buồn rằng nhiều lính Kenya đã chết trong những chiếc xe đó”.

Cooper nói truyền thông Kenya từng bày tỏ sự phẫn nộ khi xe bọc thép Trung Quốc chất lượng quá thấp, không bảo vệ được tính mạng binh sĩ ngồi bên trong trước các thiết bị nổ tự tạo (IED).

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, hiện chiếm 36% thị phần toàn cầu, đối tác chủ yếu là Ả Rập Saudi. Nga chiếm 21%, đối tác chủ yếu là Ấn Độ, còn Trung Quốc chỉ chiếm 5,2%, chủ yếu bán vũ khí cho Pakistan, nhưng đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới.

Xe bọc thép hạng nhẹ VN-4 của Trung Quốc.

Xe bọc thép hạng nhẹ VN-4 của Trung Quốc.

Cooper nhắc đến việc các nước Trung Đông mua máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc và nó bị hỏng nặng sau vài tháng. “Các khách hàng đang muốn vứt chúng đi”, Cooper nói.

Đại sứ quán Trung Quốc hiện chưa lên tiếng về những tuyên bố trên của quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.

Cooper sau đó nhắc đến việc khách hàng mua vũ khí Mỹ còn được trải qua quá trình huấn luyện kỹ lưỡng ở Mỹ, đảm bảo khả năng thực chiến như binh sĩ Mỹ. “Mua vũ khí Trung Quốc thì không được như vậy”, Cooper nói, ám chỉ rằng Trung Quốc chỉ chú trọng các đơn hàng, không nâng cao huấn luyện.

Một đại sứ nước ngoài không rõ của nước nào nói trong cuộc gặp: “Mỹ nói vậy là có lý do, nhưng chúng tôi có quan điểm riêng dựa trên kinh nghiệm của bản thân”.

Một nhà ngoại giao châu Phi nói: “Thứ gì tốt dĩ nhiên phải đắt hơn. Nếu muốn đảm bảo an ninh, hãy mua vũ khí tốt”.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington  đặt mục tiêu tăng doanh thu từ bán vũ khí. So với năm 2017, doanh thu từ bán vũ khí năm 2018 của Mỹ đã tăng 33% và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.

Cooper thừa nhận các đối tác vẫn thường chê vũ khí Mỹ đắt đỏ hay quyết định bán vũ khí mang yếu tố chính trị. “Chúng tôi đã nhận được các phản hồi và sẽ không ngừng cải thiện”, Cooper nói.

Rơi hai máy bay chỉ trong một tuần, không quân Trung Quốc đang gặp vấn đề gì?

Những trục trặc kỹ thuật và binh sĩ chưa được huấn luyện đầy đủ được cho là hai nguyên nhân chính khiến không quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN