Mỹ và Trung Quốc sẽ quan hệ thế nào dưới thời Joe Biden?
Quan hệ Mỹ - Trung có thể yên ắng trong ngắn hạn nhưng lâu dài sẽ tiếp tục căng thẳng, thậm chí gay gắt hơn thời Donald Trump.
Ông Biden và ông Tập Cận Bình - ảnh tư liệu China Embassy.
Ông Yuan Zheng - Phó Viện trưởng, chuyên viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã đưa ra nhận định của mình về quan hệ Mỹ - Trung dưới thời Joe Biden.
Thách thức với Biden ở trong nước
Theo ông Yuan Zheng, đánh giá từ số phiếu được kiểm cho đến nay có thể thấy rằng, cử tri Hoa Kỳ gần như chia đều giữa Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, với tỷ số sau này ông Joe Biden dẫn trước Trump với tỷ số khá hẹp.
Tính đến thứ Sáu (theo giờ Hoa Kỳ), ông Biden đã tích lũy được hơn 74 triệu phiếu bầu, trong khi Trump đã nhận được gần 70 triệu - đã là nhiều nhất và nhiều thứ hai trong lịch sử của Hoa Kỳ, theo các báo cáo truyền thông.
Ông Yuan Zheng cho rằng “điều này báo hiệu rằng xã hội Hoa Kỳ đã bị chia rẽ sâu sắc. Sự phản đối cực đoan về quan điểm và lập trường của nhau đã khiến cả hai bên vận động theo hướng cực đoan, thúc giục đông đảo công dân Hoa Kỳ chủ động tham gia bỏ phiếu”.
Sự chia rẽ chính trị cao ở Mỹ sẽ đặt ra một thách thức đáng kể cho chính phủ mới. Số phiếu bầu đáng kể mà Trump nhận được cho thấy Mỹ có một lượng lớn cử tri bảo thủ.
Ở một mức độ lớn, điều này cũng sẽ ngăn cản chính phủ tiếp theo trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách của mình về đối nội và đối ngoại nếu như ông Jeo Biden chính thức trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo trong nay mai.
Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Theo ông Yuan Zheng, “Joe Biden là một đảng viên Dân chủ ôn hòa và có ý chí hàn gắn sự chia rẽ xã hội. Nếu nhậm chức, ông ta dự kiến cũng sẽ có một bài phát biểu, cam kết với công chúng rằng ông ta sẽ đoàn kết người dân Mỹ.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự chia rẽ xã hội của Hoa Kỳ rất khó sửa chữa, đặc biệt là về một số vấn đề nhạy cảm trong nước, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe, mua bán súng và vấn đề nạo phá thai.
Ông Joe Biden sẽ gặp một tình huống khó khăn. Trong nội bộ đảng Dân chủ, những người thuộc phe cánh tả như Bernie Sanders và Elizabeth Warren, sẽ gây áp lực lên Biden để thực hiện các chính sách phù hợp với lợi ích của đảng Dân chủ.
Tuy nhiên, gần một nửa số người Mỹ ủng hộ đảng Cộng hòa sẽ không tán thành các động thái cánh tả của họ, điều này sẽ kìm hãm việc thực hiện các chính sách của chính quyền Biden. Hơn nữa, vì ông Joe Biden đã 77 tuổi, người ta nghi ngờ liệu ông có đủ năng lượng và khả năng để thu hẹp khoảng cách hay không.
Trong bốn năm qua, Trump đã áp dụng các quan niệm chính trị và mô hình quản trị đa dạng, bao gồm quyền lực tối cao của người da trắng, chủ nghĩa dân túy, hùng biện ngay cả khi mắc bệnh viêm nhiễm (Covid-19), cường điệu chủ nghĩa bảo hộ và không tôn trọng khoa học.
Chính sách đối ngoại và quan hệ với Trung Quốc
Phó Tổng thống Biden dưới thời Obama và ông Tập Cận Bình - ảnh tư liệu Wikimedia Commons.
Những điều này đã góp phần tạo nên khái niệm về “Chủ nghĩa Trump”. Số lượng lớn phiếu bầu cho Trump phản ánh chủ nghĩa Donald Trump có một lượng lớn người theo dõi ở Mỹ.
Ngay cả khi Trump không được tái đắc cử, các động thái trước đó của Trump sẽ ảnh hưởng một cách phức tạp đến đường hướng của Mỹ trong tương lai. Ví dụ, Trump đã bổ nhiệm ba thẩm phán Tòa án Tối cao, đưa tòa án cao nhất của đất nước theo đa số 6-3 bảo thủ.
Điều này sẽ đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự bảo thủ của Hoa Kỳ và kiềm chế chính quyền Biden tiềm năng (hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về việc đắc cử của ông Biden).
Cách làm của Trump in đậm dấu ấn không chỉ đối nội mà còn cả ngoại giao. Không có khả năng chính quyền mới có thể từ bỏ tất cả các thông lệ ngoại giao của chính quyền Trump nếu Biden giành chiến thắng.
Tuy nhiên, chính sách "Nước Mỹ trên hết" cùng những chính sách và động thái của Trump đối với Trung Quốc đã làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của cả Mỹ và các đồng minh.
Lòng tin chiến lược của Hoa Kỳ với các nước khác, đặc biệt là các đồng minh, đã bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này sẽ tạo ra trở ngại lớn cho chính quyền Biden tiềm năng trong việc củng cố hệ thống liên minh và vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.
Về chính sách đối ngoại, một số cách tiếp cận truyền thống của đảng Dân chủ bao gồm nhấn mạnh hợp tác đa phương, củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ và tham gia vào quản trị toàn cầu.
Quan hệ Mỹ - Trung có thể yên ắng trong ngắn hạn nhưng lâu dài sẽ tiếp tục căng thẳng, thậm chí gay gắt hơn thời Donald Trump.
Về chính sách của Trung Quốc, chính quyền Biden có thể tăng cường đối thoại với Bắc Kinh và căng thẳng song phương Trung - Mỹ sẽ giảm bớt ở một mức độ nào đó. Nhưng phe Dân chủ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng của phe bảo thủ.
Tuy nhiên, không cần biết cuối cùng ai thắng, nhìn chung, cả hai bên đều “ở cùng một trang” về cách đối phó với Trung Quốc. Cả hai đều coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược của mình và nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc, nhưng với các phương tiện và chiến thuật đa dạng.
Trong ngắn hạn, quan hệ của Trung Quốc với Mỹ sẽ bớt căng thẳng hơn. Nhưng về lâu dài, quan hệ song phương sẽ đối mặt với thách thức lớn hơn khi Biden đề cao sự lãnh đạo của Mỹ và ông ấy sẽ nỗ lực liên kết với các đồng minh và đối tác của mình để kiềm chế và cân bằng Trung Quốc. Điều này được dự báo là có khả năng đe dọa Trung Quốc lớn hơn so với chính quyền Trump hiện nay.
Nguồn: [Link nguồn]
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden rất có thể sẽ đưa mối quan hệ Mỹ-Trung trở lại...