Mỹ tuyên bố sẽ gửi thêm 18 hệ thống HIMARS cho Ukraine

Lầu Năm Góc ngày 28/9 công bố gói hỗ trợ quân sự trị giá 1,1 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm 18 hệ thống pháo phản lực tầm xa HIMARS và nhiều vũ khí khác để đối phó với các máy bay không người lái đang được Nga sử dụng rộng rãi.

Các hệ thống HIMARS được vận chuyển bằng tàu biển.

Các hệ thống HIMARS được vận chuyển bằng tàu biển.

Các vũ khí và đạn dược trong gói hỗ trợ mới được Mỹ đặt mua trực tiếp từ các tập đoàn quốc phòng. Gói hỗ trợ này nhằm hướng tới các nhu cầu trung và dài hạn của Ukraine, sẽ mất khoảng 6-24 tháng để hoàn tất chuyển giao, theo Defense News.

Gói hỗ trợ mới nâng tổng giá trị viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên tới 17 tỷ USD. Gói hỗ trợ gồm 18 hệ thống HIMARS cùng đạn rocket dẫn đường GMLRS tầm bắn 80km. Đây là vũ khí tấn công tầm xa chính xác của Mỹ, được quân đội Ukraine sử dụng một cách hiệu quả. 

Mỹ cũng cung cấp thêm cho Ukraine 12 hệ thống Titan, chuyên phát hiện, theo dõi và gây nhiễu các UAV, sau khi Nga được cho là đã sử dụng các UAV do Iran sản xuất trong chiến dịch quân sự.

Một quan chức Lầu Năm Góc nói Washington tăng hơn gấp đôi hệ thống HIMARS sẽ cung cấp cho Ukraine để HIMARS trở thành "thành phần cốt lõi trong lực lượng chiến đấu của Ukraine trong tương lai".

Tính đến trước gói hỗ trợ mới, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 16 hệ thống HIMARS. Các đồng minh của Mỹ cũng cung cấp cho Ukraine 10 hệ thống có sức mạnh tương tự như HIMARS.

Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin sẽ có trách nhiệm sản xuất các hệ thống HIMARS mới để Lầu Năm Góc cung cấp cho Ukraine.

"Đây là một khoản hỗ trợ tương đối lớn, phục vụ mục tiêu dài hạn ở Ukraine. Nhưng chúng tôi vẫn để ngỏ khả năng cung cấp cho Ukraine các vũ khí ngay lập tức mà kho vũ khí Mỹ sẵn có", một quan chức Lầu Năm Góc nói trên Denfense News.

Gói hỗ trợ mới cũng bao gồm 20 hệ thống radar có thể theo dõi đạn pháo và đạn súng cối, cũng như các vật thể khác trên không. Mỹ cũng cung cấp cho Ukraine 2 radar sử dụng kết hợp với máy bay không người lái, một số hệ thống thông tin liên lạc chiến thuật, hệ thống giám sát, quang học và thiết bị xử lý vật liệu nổ. Gói hỗ trợ còn bao gồm hơn 300 xe quân sự, ví dụ như xe bọc thép Humvee, xe tải và các xe kéo chuyên dụng.

Đề cập đến những thách thức an ninh lâu dài trong một cuộc họp với các đồng minh ở Brussels, Bỉ vào ngày 28/9, Thứ trưởng Quốc phòng Bill LaPlante nói Mỹ sẽ thúc đẩy sản xuất thêm các hệ thống tên lửa tầm xa, hệ thống phòng không và các đạn tên lửa không đối đất.

Khoảng 20 nước đồng minh và đối tác của Mỹ cũng đưa ra cam kết tương tự. Cuộc họp cũng thảo luận về các kế hoạch hỗ trợ lâu dài cho Ukraine, sau khi Nga đã công bố kế hoạch huy động 300.000 quân dự bị.

"Việc Nga bổ sung thêm quân từ lực lượng dự bị là dấu hiệu cho thấy Moscow tin rằng có thể giành chiến thắng về lâu dài, vượt những gì mà Ukraine và phương Tây có thể chịu đựng. Nhưng đây chỉ là tính toán chủ quan của Nga", quan chức Lầu Năm Góc nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ đưa 2 hệ thống HIMARS tới quốc gia đồng minh NATO giáp Nga

Quân đội Mỹ ngày 26/9 đã đưa các hệ thống pháo phản lực tầm xa HIMARS tới Latvia, tuyên bố từ Lầu Năm Góc cho biết. Latvia là quốc gia thành viên NATO có đường biên giới chung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Defense News ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN