Mỹ tự loại bỏ năng lực mạnh nhất đối phó Nga, ông Putin lại giành chiến thắng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin trước sau cũng sẽ giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Mỹ về vấn đề Ukraine, chừng nào Washington còn giữ chiến lược như hiện tại.

Ông Putin đưa ra chiến lược chớp nhoáng và cứng rắn khiến Mỹ, phương Tây lúng túng.

Ông Putin đưa ra chiến lược chớp nhoáng và cứng rắn khiến Mỹ, phương Tây lúng túng.

Đây là quan điểm của Avraham Shama, giáo sư danh dự tại Trường Quản lý Anderson thuộc Đại học New Mexico, đăng tải trên báo Mỹ The Hill.

Sớm hay muộn, ông Putin cũng sẽ mở rộng sự hiện diện của Nga ở Ukraine, giống như những gì đã xảy ra ở Belarus và Kazakhstan. Ở trong nước, ông Putin sẽ nhận được tín nhiệm cao vì nâng cao vị thế của Nga trên trường quốc tế, đặc biệt là trước Mỹ và Trung Quốc, giáo sư Shama nhận định.

Giáo sư Shama đưa quan điểm dựa trên các cuộc đàm phán mới nhất giữa Mỹ, NATO và Nga. Thứ nhất, Mỹ và đồng minh tuy không công khai đồng ý với những yêu cầu của Nga, nhưng việc buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, cho thấy những lời nói của ông Putin có trọng lượng.

Các điều kiện hạ nhiệt căng thẳng của ông Putin bao gồm NATO không kết nạp Ukraine, ngừng đưa vũ khí và xây dựng căn cứ quân sự ở các quốc gia Đông Âu thuộc Liên Xô cũ.

Thứ hai, phương Tây dọa sẽ áp đặt các đòn trừng phạt kinh tế mạnh chưa từng thấy nhằm vào Nga, bao gồm siết chặt hơn các giao dịch với Nga, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, cũng như giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Giáo sư Shama nói các lệnh trừng phạt kể từ năm 2014 đã khiến nước Nga chịu nhiều khó khăn, nhưng trừng phạt nữa cũng không thể khiến ông Putin thay đổi lập trường cứng rắn.

Điều mà Mỹ đã thể hiện rõ trong thời gian gần đây, là Washington không sẵn sàng phát động một cuộc chiến nhằm vào Moscow. Quan điểm này giống như lập trường của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain năm 1939, đó là sẵn sàng làm mọi cách nhưng không gây chiến với Đức.

Trong tình huống đó, ông Putin luôn vượt lên trước Mỹ một bước, vì biết rằng Washington sẽ không dám dùng đến năng lực mạnh nhất, giáo sư Shama nói.

Theo nhà sử học Carl Von Clausewitz, lời đe dọa chiến tranh cũng là một đòn chính trị. Loại bỏ sức mạnh quân sự, Mỹ không có quân bài nào đủ sức răn đe Nga và chỉ có thể tự chuốc lấy thất bại, giáo sư Shama nhận định.

Giáo sư Shama cho rằng, Mỹ nên áp dụng chiến lược giống như Israel. Đó là luôn hành động như thể sắp chiến tranh đến nơi, nhưng cũng luôn ra mặt đàm phán thể hiện mong muốn hòa bình.

Mỹ và các đồng minh NATO lại không sẵn sàng làm như vậy. Thay vào đó, Mỹ chỉ đang cố gắng kiểm soát những thiệt hại mà ông Putin có thể gây ra mà thôi.

Ông Putin dẹp yên bạo loạn ở Kazakhstan, giờ đến lượt Ukraine?

Tổng thống Nga Vladimir Putin có quyết định táo bạo khi đưa quân chớp nhoáng tới quốc gia láng giềng Kazakhstan, hỗ trợ chống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Hill ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN